Cách Kiểm Tra Tình Trạng Bầu Xúc Tác Catalyst Bằng Máy Chẩn Đoán

CÁCH KIỂM TRA TÌNH TRẠNG BẦU XÚC TÁC CATALYST BẰNG MÁY CHẨN ĐOÁN

 

kiem-tra-tinh-trang-bau-xuc-tac-catalyst-bang-may-chan-doan-obdvietnam 

 

Trong chuyên mục chia sẻ pan bệnh lần trước, OBD Việt Nam đã chia sẻ với các Anh/Em về pan bệnh trên dòng Chevrolet Captiva đạp ga không lên. Một trong những nguyên nhân của pan bệnh đạp ga không lên trên dòng Chevrolet Captiva là do bầu catalyst bị vỡ nên nghẹt đường xả. Cùng theo dõi OBD Việt Nam chia sẻ cách kiểm tra tình trạng bầu xúc tác catalyst bằng máy chẩn đoán nhé. 

 

Một pan bệnh mà trong thời gian qua có khá nhiều Anh/Em đã gặp: Chervolet Captiva đạp ga không lên. Pan này các Anh/Em đã tìm ra được bệnh nhưng phải mất rất nhiều thời gian và công sức, thậm chí có những trường hợp đã tốn rất nhiều tiền để thay phụ tùng nhưng không khỏi bệnh.

Chia Sẻ Pan Bệnh: Chervolet Captiva Đạp Ga Không Lên

 

NGUYÊN NHÂN TÌNH TRẠNG ĐẠP GA KHÔNG LÊN

Nguyên nhân gây ra tình đạp ga không lên này là do bầu lọc khí thải ba thành phần TWC (Three Way Catalyst), bên ngoài hay gọi là bầu xúc tác khí thải, bầu catalyst hay bầu tổ ong bị vỡ gây ra tình trạng nghẹt đường xả. Đường ống thải mà nghẹt như vậy thì làm sao mà khí thải thoát ra ngoài hoàn toàn được, mà khí thải không thoát được thì làm sao nạp vô nhiều được, mà không nạp vào nhiều được thì làm cho ga không thể nào lên được.

 

 kiem-tra-tinh-trang-bau-xuc-tac-catalyst-bang-may-chan-doan-obdvietnam-1.1

Hình 1: Nguyên nhân gây ra tình đạp ga không lên trên Chervolet

 

Tuy nhiên ở đây điều OBD Việt Nam muốn đề cập tới không chỉ riêng về dòng Captiva thôi mà cả trên những dòng xe khác đều có thể bị vấn đề này. Đạp ga không lên đó chỉ là tình trạng bầu lọc bị tắc nhẹ, còn trường tắc nặng thì sẽ không có garanty (đề lên cái thì tắt) hoặc không nổ được máy. Và tất nhiên việc tắc hệ thống xả không chỉ bị tắc tại bầu catalyst mà còn có thể bị tại bộ giảm thanh (ở bên ngoài hay gọi là pô).

 

CÁCH KIỂM TRA TÌNH TRẠNG BẦU XÚC TÁC CATALYST BẰNG MÁY CHẨN ĐOÁN

Nếu sau này Anh/Em có gặp tình trạng này, liệu có cách nào để biết được liệu bầu xúc tác hoạt động OK không? Có cách nào để biết được chính xác do bầu xúc tác mà không cần phải tháo pô xuống kiểm tra không? Nếu Anh/Em quan tâm về vấn đề này, mời Anh/Em tham khảo chi tiết dưới đây.  

 

Phương pháp xác định tình trạng bầu catalyst

Vậy làm thế nào để có thể xác định được tình trạng của bầu catalyst, có còn hoạt động tốt không, có bị tắc nghẽn hay không? Câu trả lời là dựa vào việc phân tích dữ liệu động mà cụ thể ở đây là phân tích dữ liệu của 2 con cảm biến oxy trước và sau bầu lọc catalyst.

 

 kiem-tra-tinh-trang-bau-xuc-tac-catalyst-bang-may-chan-doan-obdvietnam-2

Hình 2: Vị trí bầu catalyst trong động cơ

 

Như hình trên có thể thấy trên động cơ thông thường sẽ có hai cảm biến oxy (đối với xe xy lanh thẳng hàng), còn đối với những động cơ khác V6, V8 thì số lượng cảm biến oxy sẽ khác

Ở đây OBD Việt Nam sẽ phân tích lại chức năng của 2 con này: một con trước bầu catalyst (Upstream Oxygen Sensor) và một con sau bầu catalyst (Downstream Oxygen Sensor), cả hai con này về cấu tạo thì cơ bản là giống nhau nhưng về chức năng là hoàn toàn khác nhau. Trên các dòng xe đời cũ thì Anh/Em có thể lắp lẫn hai con này với nhau được, không vấn đề gì nhưng trên những dòng xe đời mới sau này và đặc biệt dòng xe Đức như Mercedes, BMW, Audi... hai con này phân biệt hoàn toàn với nhau về giắc nối nên không thể nào lắp lẫn được.

 

Cảm biến oxy thứ nhất (trước bầu catalyst)

Con thứ nhất, ở bên ngoài thường gọi là cảm biến lamda hay cảm biến oxy 1, thật ra có nhiều tên gọi khác nhau nhưng nó vẫn là một thôi. Chức năng chính của nó là nhận biết được lượng oxy còn sót lại trong khí thải để báo về ECU động cơ dưới dạng điện áp, ECU sẽ căn cứ mức điện áp báo về biết được tỉ lệ hòa khí có đúng không, quá trình cháy có ok không, từ đó điều chỉnh lại bằng cách điều chỉnh lượng phun nhiên liệu.

 

Cảm biến oxy thứ hai (sau bầu catalyst)

Con thứ hai giống hoàn toàn con thứ nhất nhưng chức năng của nó là để giám sát hoạt động của bầu catalyst. Nó cũng sẽ đo lượng Oxy còn lại sau khi qua bầu catalyst. Nếu bầu làm việc tốt thì thường những khí độc ví dụ Nox, CO, HC sẽ phản ứng với Oxy vì vậy, nếu như bầu hoạt động tốt thì khí thải sau khi qua bầu thì lượng Oxy còn lại rất thấp.

 

Nhưng ở đây vì một số lý do nào đó, trên một số dòng xe vẫn không báo lỗi khi bầu catalyst bị bể, tắc nghẽn. Nhưng dựa vào thông số của nó OBD Việt Nam cũng sẽ biết được tình trạng.

 

 kiem-tra-tinh-trang-bau-xuc-tac-catalyst-bang-may-chan-doan-obdvietnam-3

Hình 3: Đồ thị cảm biến oxy trước và sau bầu catalyst

 

Phân tích đồ thị trên có thể thấy cảm biến oxy thứ nhất (đường màu xanh) luôn có giá trị dao động liên tục (dạng hình sin) nằm trong khoảng từ 0.1 – 0.9 V, nếu tối ưu sẽ là 0.45 V nhưng không bao giờ tối ưu được nên nó cứ dao động lên xuống đều như vậy, nếu nhìn đồ thị mà dạng sóng đều là tình trạng động cơ hoạt động tốt.

Còn cảm biến oxy thứ hai (đường màu đỏ) thì ngược lại với cảm biến thứ nhất, nhìn vào đồ thị nếu như là đường hơi bằng phẳng (thường nằm trong khoảng 0.6 – 0.8) thì là tốt còn nếu như vẫn dao động lên xuống như cảm biến thứ nhất chứng tỏ bầu xúc tác đang có vấn đề.

Ghi chú: Lý giải vì sao đồ thị càng bằng phẳng càng tốt: đó là vì sau khi đi qua bầu xúc tác, nếu bầu hoạt động bình thường sẽ làm phản ứng hầu như hết lượng oxy còn thừa trong khí xả, mà nếu như lượng oxy càng ít thì điện áp sẽ càng gần 0.9 V (hỗn hợp giàu), do đó bầu hoạt động càng tốt thì đồ thị càng thẳng. Còn trường hợp nếu bầu hoạt động không tốt (bị bể, tắc nghẽn, mất chức năng xúc tác...) thì đồ thị của cảm biến oxy thứ hai dao động gần như cảm biến thứ nhất, bởi lẽ oxy có tham gia vào phản ứng đâu.

 

Làm sao để xem được dạng đồ thị cảm biến oxy?

Cách 1: Dùng máy chẩn đoán xem dữ liệu động

Anh/Em có thể dùng máy chẩn đoán để xem dữ liệu động, hầu hết các máy chẩn đoán đều hỗ trợ tính năng này. Anh/Em chọn chức năng Live Data/ chọn 2 cảm biến oxy trước và sau/ chọn hiển thị dưới dạng đồ thị.

 

kiem-tra-tinh-trang-bau-xuc-tac-catalyst-bang-may-chan-doan-obdvietnam-4 

Hình 4: Xem đồ thị cảm biến oxy bằng máy chẩn đoán

 

Cách 2: Dùng máy đo xung để đo tín hiệu của cảm biến oxy

Anh/Em có thể dùng máy đo xung (Oscilloscope) để đo tín hiệu của cảm biến oxy gửi về. Ví dụ dưới đây là ảnh thực tế chụp được bằng thiết bị đo xung VMI của Gscan 2.

 

kiem-tra-tinh-trang-bau-xuc-tac-catalyst-bang-may-chan-doan-obdvietnam-5

Hình 5: Xem đồ thị cảm biến oxy bằng thiết bị đo xung VMI của Gscan2

 

Trên đây OBD Việt Nam đã hướng dẫn cho Anh/Em cách xác định tình trạng hoạt động của bầu xúc tác catalyst bằng cách phân tích dữ liệu động của 2 con cảm biến oxy. Việc này đòi hỏi các Anh/Em phải có kỹ năng sử dụng máy chẩn đoán và một kỹ năng cao hơn là kỹ năng phân tích dữ liệu động.

Kỹ năng phân tích dữ liệu động rất khó và đòi hỏi các Anh/Em phải có kiến thức thì mới thực hiện được. Các Anh/Em thử nghĩ xem, nếu như khi các Anh/Em vào đọc lỗi mà xe không báo lỗi thì sao tại vì đâu phải lúc nào cũng có lỗi đâu, trường hợp đó không lẽ khi đó đành bó tay. Một người kỹ thuật viên chuyên nghiệp thì họ sẽ không dừng lại ở việc đọc lỗi mà sẽ vào xem Live Data để phân tích dữ liệu động. Xem có dấu hiệu gì bất thường hay không dựa vào kiến thức đang có và thông số chuẩn của hãng đưa ra, chúng ta hoàn toàn có thể xác định được nguyên nhân hư hỏng.

 

Chúc Anh/Em thành công.

 

Xem thêm:

Chia Sẻ Pan Bệnh: Chervolet Captiva Đạp Ga Không Lên

Các Lỗi Thường Gặp Trên Dòng Xe Chervolet, Daewoo

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kết nối với chúng tôi để nhận được những thông tin sớm nhất nhé!      

Công ty Cổ phần OBD Việt Nam         

Hotline: 1800 64 64 47 

Tin liên quan

Danh mục tin tức

Tin xem nhiều

Thư Chúc Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024

Một năm cũ đã qua, một mùa xuân mới đang về khắp mọi miền, thay mặt Ban Lãnh đạo cùng ..

OBD Việt Nam Thông Báo Nghỉ Tết Nguyên Đán 2024

Nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024 sắp đến, OBD Việt Nam xin kính chúc Quý Khách hàng và toàn thể ..

OBD Việt Nam Thông Báo Nghỉ Lễ Tết Dương Lịch 2024

Để đảm bảo thuận tiện cho việc kinh doanh và hỗ trợ Khách hàng kịp thời và tốt nhất, OBD ..

Cám Ơn Khách Hàng Đã Tham Gia Chương Trình Chẩn Đoán Chuyên Sâu 23/12/2023

OBD Việt Nam đã tổ chức thành công khóa đào tạo “Chẩn Đoán Chuyên Sâu Từ Lý Thuyết Đến Thực ..

Đào Tạo Chuyên Sâu Chẩn Đoán Từ Lý Thuyết Đến Thực Hành

Các quy trình và từng bước chi tiết cho việc chẩn đoán trên xe thực tế được bật mí tại ..

Vui lòng điền vào mẫu dưới đây, để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn thông tin cập nhật về những thông tin mới của chúng tôi