Chia Sẻ Pan Bệnh: Chervolet Captiva Đạp Ga Không Lên
CHIA SẺ PAN BỆNH: CHERVOLET CAPTIVA ĐẠP GA KHÔNG LÊN
Hôm nay OBD Việt Nam sẽ chia sẻ cho các Anh/Em một pan bệnh mà trong thời gian qua có khá nhiều Anh/Em đã gặp: Chervolet Captiva đạp ga không lên. Pan này các Anh/Em đã tìm ra được bệnh nhưng phải mất rất nhiều thời gian và công sức, thậm chí có những trường hợp đã tốn rất nhiều tiền để thay phụ tùng nhưng không khỏi bệnh.
Đây cũng là pan bệnh được liệt vào những pan bệnh cực khó đối với những ai chưa có kinh nghiệm hoặc không biết sử dụng máy chẩn đoán. Cùng theo dõi OBD Việt Nam sẽ chia sẻ thông tin và cách khắc phục sửa chữa pan bệnh này như thế nào nhé.
TRIỆU CHỨNG CỦA XE CAPTIVA KHI ĐẠP GA KHÔNG LÊN
Xe đạp ga không lên được dù không tải hay có tải, xe vẫn nổ bình thường, không rung giật. Đọc lỗi không có lỗi (nếu có thì chỉ là lỗi chập chờn hoặc lỗi lịch sử), cảm biến bướm ga và bàn đạp ga vẫn bình thường, kiểm tra xăng lửa đều không có vấn đề.
Kiểm tra cảm biến vị trí bàn đạp ga hay cảm biến vị trí bướm ga
Thông thường đối với những lỗi đạp ga không lên, điều người thợ nghĩ đến đầu tiên chắc chắn sẽ là cảm biến vị trí bàn đạp ga hay cảm biến vị trí bướm ga. Khi đó có thể kiểm tra bằng nhiều cách nhưng thông dụng nhất là vào xem dữ liệu động và đạp ga xe giá trị cảm biến thay đổi có đều và liên tục hay không.
Đối với pan Captiva đạp ga không lên: cả hai cảm biến đều rất bình thường.
Hình 1: Cảm biến vị trí bàn đạp ga, cảm biến bị trí bướm ga
Kiểm tra đường ống nạp, hệ thống nhiên liệu, kim phun
Kế đến bước tiếp theo chúng ta sẽ kiểm tra đường ống nạp xem có bị tắt lọc gió không, bướm ga có bị kẹt không. Nếu vẫn ok thì sẽ kiểm tra xem bugi bô bin có tốt không và hệ thống nhiên liệu nhất là bơm xăng có đủ áp hay không rồi lọc xăng, kim phun tất cả xem có tốt không.
Đối với pan Captiva đạp ga không lên: Tất cả mọi thứ đều bình thường thậm chí khi thay bơm xăng mới, kim phun mới, bugi, bô bin mới mà vẫn không có kết quả gì.
Hình 2: Kiểm tra hệ thống nhiên liệu có đủ áp không
NGUYÊN NHÂN CỦA PAN BỆNH
Chúng ta khi sửa pan thường chỉ chú ý nhiều đến phần xăng, lửa, nén và phần đường ống nạp mà ít ai nghĩ đến bên phần đường ống xả. Và quả thật như vậy, cái gì ít quan tâm nhất thì nó chính là nguyên nhân. Pan bệnh Captiva đạp ga không lên này thực chất là do bầu catalyst đã hết hạn sử dụng nên bị bể gây tắc nghẽn đường ống xả. Vì tắc đường ống xả nên nạp vào không được nhiều cho nên không thể nào lên ga cao được.
Hình 3: Bầu catalyst bị bể gây tắt nghẽn đường ống xả
Thông tin về Bầu catalyst: Bầu catalyst hay còn gọi là bầu xúc tác, nằm ở đường ống xả có tác dụng xúc tác biến các khí độc trong quá trình cháy của động cơ (CO, Nox, HC) thành CO2 và nước. Bầu này thông thường phải sau khoảng 160.000 km, sau thời gian đó bắt buộc phải thay vì đã hết công dụng và có thể vỡ vụn bất cứ lúc nào.
Trong quá trình sửa chữa xe hằng ngày chắc hẳn Anh/Em đã gặp lỗi đèn HOLD nhấp nháy trên các dòng xe Chevrolet/ Daewoo cụ thể là trên dòng Chevrolet Aveo, bạn cũng có thể bắt gặp lỗi này trên các dòng xe Daewoo Magnus. Vậy đèn này là đèn gì, có phải lỗi không, khắc phục sửa chữa như thế nào.
Xem thêm tại:
Các Lỗi Thường Gặp Trên Dòng Xe Chervolet, Daewoo
CÁCH KHẮC PHỤC VỚI PAN CAPTIVA ĐẠP GA KHÔNG LÊN
Với nguyên nhân trên, các xe Captiva sản xuất từ năm 2008 – 2009, khoảng thời gian đó tới nay thì hầu như bầu catalyst này đã bị mục lắm rồi, cần phải thay ngay lập tức. Không chỉ riêng dòng xe Captiva mà tất cả các dòng xe khác Anh/Em cũng cần phải chú ý đến vấn đề này, chỉ tại do trong thời gian qua riêng dòng Chevrolet Captiva hay bị tình trạng này. Các Anh/Em có thể kiểm tra lần lượt theo các bước trên để có thể giải quyết pan bệnh xe đạp ga không lên với mọi dòng xe.
Trên đây là Chia sẻ pan bệnh Chervolet đạp ga không lên theo kinh nghiệm, còn phương pháp cách thức chẩn đoán chính xác tình trạng bầu catalyst như thế nào bằng máy chẩn đoán xin mời các bạn theo dõi ở bài sau nhé.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kết nối với chúng tôi để nhận được những thông tin sớm nhất nhé!
- Website: Công ty Cổ phần OBD Việt Nam
- Fanpage: Máy Chẩn Đoán Ô Tô Việt Nam
- Youtube: OBD Việt Nam - Máy Chẩn Đoán Ô Tô
Công ty Cổ phần OBD Việt Nam
- Hotline: 1800 64 64 47
Tin liên quan
- OBD2 Interface là gì? Thiết bị kết nối chẩn đoán mini ELM327
- Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – Tài Liệu Training Về Cảm Biến Và Ecu
- Chức năng thiết bị chẩn đoán lỗi KONNWEI, những máy chẩn đoán ô tô tốt
- Đầu Tư Bao Nhiêu Là Hợp Lý Cho Thiết Bị Chẩn Đoán Ô Tô?
- Tại Sao Thinkcar Là Lựa Chọn Hàng Đầu Cho Chẩn Đoán Ô Tô Hiện Đại?
- Kinh Nghiệm Chọn Mua Máy Đọc Lỗi Ô Tô Cho Gara Mới Bắt Đầu
- Chương Trình Khuyễn Mãi Tháng 11 OBD Việt Nam
- Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – Cẩm Nang Đào Tạo Tư Vấn Dịch Vụ Mazda
- Tăng Năng Suất Gara Với Thinktool Master 2 – Bí Quyết Tối Ưu Hóa Sửa Chữa
- Bảng giá máy chẩn đoán AUTEL T12/2024
Danh mục tin tức
- Hành Trình Chuyển Giao
- Cẩm Nang Sửa Chữa Ô Tô
- Sự Kiện OBD Việt Nam
- Kiến Thức Ô Tô
- Chăm Sóc Xe Ô Tô
- Tiếng Anh Chuyên Ngành Ô Tô
- Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm
- Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Chẩn Đoán
- Đánh Giá Máy Đọc Lỗi
- Kiến thức xe tải nặng, máy công trình
- Bản Tin Công Nghệ Ô Tô
- Chia Sẻ Tài Liệu Ô Tô
- Cảm Nhận Của Khách Hàng
- Thông Tin Cần Biết
- Setup Garage Chuyên Nghiệp
- Hỏi Đáp Sản Phẩm
Tin xem nhiều
Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – Tài Liệu Training Về Cảm Biến Và Ecu
Đầu Tư Bao Nhiêu Là Hợp Lý Cho Thiết Bị Chẩn Đoán Ô Tô?
Chương Trình Khuyễn Mãi Tháng 11 OBD Việt Nam
Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – Cẩm Nang Đào Tạo Tư Vấn Dịch Vụ Mazda
Autel – Vua Chẩn Đoán Ô Tô Hàng Đầu Thị Trường
Vui lòng điền vào mẫu dưới đây, để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn thông tin cập nhật về những thông tin mới của chúng tôi