Chia Sẻ Tài Liệu Phanh Điện Từ Xe Khách, Xe Giường Nằm

 

CHIA SẺ TÀI LIỆU PHANH ĐIỆN TỪ XE KHÁCH, XE GIƯỜNG NẰM

 

chia-se-tai-lieu-phanh-dien-tu-xe-khach-xe-giuong-nam-obd-viet-nam

 

TÍNH NĂNG PHANH ĐIỆN TỪ

Tính an toàn

Giảm nhiệt bánh xe, cải thiện đáng kể độ an toàn của xe, tránh được nổ lốp để đảm bảo hệ thống phanh trong điều kiện hoạt động tốt nhất.

Tính kinh tế

Giảm lực phanh chính của xe, kéo dài tuổi thọ bố phanh, trống phanh....Giảm chi phí định kỳ bảo dưỡng của hệ thống phanh, tăng hiệu suất kinh tế.

Bảo vệ môi trường

Giảm bụi nguy hiểm do bố phanh tạo ra, giảm tiếng ồn khó chịu sinh ra khi phanh.

 

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Phanh phụ hoạt động trên lý thuyết điện từ, động năng được chuyển hoá thành nhiệt, tạo ra lực từ làm giảm mô-men quay. Phanh điện gồm 2 cánh tuộc-bin (cụm rô- tô) và một bộ stator (phần tĩnh). Rô-to được lắp nối với trục các-đăng.

Cụm stator lắp giữa 2 cánh tuộc-bin, gồm các cuộn dây đặt đối xứng nhau

 

chia-se-tai-lieu-phanh-dien-tu-xe-khach-xe-giuong-nam-obd-viet-nam1

Hình 1: Nguyên lý hoạt động

 

 chia-se-tai-lieu-phanh-dien-tu-xe-khach-xe-giuong-nam-obd-viet-nam2

Hình 2: Nguyên lý hoạt động

 

THÀNH PHẦN PHANH ĐIỆN TỪ

7 thành phần của phanh điện từ

  • Điều khiển: Điều khiển lõi phanh điện từ, là mô-đun điều khiển nguồn điện. Sau khi xử lý các tín hiệu đầu vào, sẽ cấp dòng tương ứng tới các lõi, tạo ra lực phanh từ.
  • Công tắc nguồn: Lắp ở khoan bình điện. Kết nối giữa cực dương bình điện với nguồn bộ điều khiển phanh điện từ. Là công tắc nguồn tổng của hệ thống phanh điện từ.
  • Cảm biến tốc độ: Được lắp trên giá phần tĩnh. Khi các cánh tản nhiệt quay sẽ tạo ra các xung tín hiệu, do đó sẽ nhận biết được tốc độ xe và gửi về hộp xử lý phanh điện từ.
  • Công tắc áp suất: Được lắp trên đường hơi phanh, hoạt động cùng với chân phanh.
  • Công tắc điều khiển bằng tay: Được lắp tích hợp trên công tắc đa năng, được điều khiển bằng tay theo các cấp độ tương ứng với các lực phanh từ khác nhau.
  • Bảng báo: Lắp trong khoan lái xe, để hiển thị hoạt động của phanh điện từ và giúp chẩn đoán hư hỏng của hệ thống phanh điện từ.
  • Cụm stator (Phần tĩnh): Gồm tổ hợp các cuộn dây, là phần chính của phanh điện từ, được lắp với chassi xe bằng giá đỡ cố định.

 

chia-se-tai-lieu-phanh-dien-tu-xe-khach-xe-giuong-nam-obd-viet-nam3

Hình 3: Thành phần cơ khí của Phanh điện từ

 

 chia-se-tai-lieu-phanh-dien-tu-xe-khach-xe-giuong-nam-obd-viet-nam4

Hình 4: Thành phần điện của Phanh điện từ

 

CÁC ĐIỂM LƯU Ý KHI BẢO DƯỠNG VÀ THÁO RÁP

Phần cơ khí

Mục kiểm tra

Tiêu chuẩn yêu cầu

Phương pháp hiệu chỉnh

Kiểm tra khe hở

Loại B: 3- 1.4mm

Thêm hay bớt miếng chêm với bệ stator

Khe hở giữa cảm biến và bánh quay

4-6mm

Nới lỏng đầu cảm biến và hiệu chỉnh khe hở

Bu-lông giữa trục láp và mặt bích

Không nới lỏng, bôi dầu 1 lần/tuần

Siết chặt theo tiêu chuẩn

Rô-tor

Độ rời dọc trục loại B: không hơn 0.1 mm.

Tháo mặt bích hộp số (hay trục láp), siết chặt bu-lông.

Bu-lông vỏ phần tĩnh, cánh rô-tor, bu-lông phần động.

Vỏ phần tĩnh, cánh phần động không bị hư hỏng, không nới lỏng các bu lông

Thay cụm phần động, phần động . Siết bu-lông theo lực tiêu chuẩn.

 

Phần điện

Vị trí

Kiểm tra

Phương pháp

Bộ điều khiển

1. Siết chặt tán tại mỗi chân giắc

Siết chặt các tán.

2. Cố định các dây dẫn.

Siết chặt các tán.

Phần tĩnh (Stator)

1. Cố định các cuộn dây.

Sửa chữa stator

2. Siết chặt các tán tại các chân giắc.

Siết chặt các tán.

Cảm biến tốc độ

1. Khe hở bình thường

Hiệu chỉnh theo yêu cầu

2. Bu-lông bắt giá đỡ

Siết chặt bu-lông

 

 chia-se-tai-lieu-phanh-dien-tu-xe-khach-xe-giuong-nam-obd-viet-nam5

Hình 5: Các điểm lưu ý khi bảo dưỡng và tháo ráp

 

 chia-se-tai-lieu-phanh-dien-tu-xe-khach-xe-giuong-nam-obd-viet-nam6

 Hình 6: Các điểm lưu ý khi bảo dưỡng và tháo ráp

 

NHẬN TÀI LIỆU, TẠI ĐÂY!!!

 

Bên cạnh tài liệu về các hệ thống của ô tô, tại OBD Việt Nam còn chia sẻ nhiều tài liệu thiết thực đến các bạn như: tài liệu chuyên ngành ô tô, tài liệu máy chẩn đoán, tài liệu tiếng anh chuyên ngành ô tô, tài liệu hướng dẫn sửa chữa,… Tất cả có trong CHIA SẺ TÀI LIỆU Ô TÔ.

Nếu thấy hay đừng quên Share cho bạn bè và người thân đang làm việc và học tập liên quan đến ngành Kỹ thuật ô tô. Hãy theo dõi Website của OBD Việt Nam để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

 

XEM THÊM:

Chia Sẻ Tài Liệu Mã Lỗi Trên Dòng Xe Toyota Innova 2019

Chia Sẻ Tài Liệu Sơ Đồ Mạch Điện Xe Ford Ranger 2011-2017

Chia Sẻ Miễn Phí Tài Liệu Hệ Thống ABS Của Hyundai


Công ty Cổ phần OBD Việt Nam 

Hotline: 1800 64 64 47 

Kết nối với chúng tôi để theo dõi những tin tức mới nhất

Fanpage: Máy Chẩn Đoán Ô Tô Việt Nam

Youtube: OBD Việt Nam - Máy Chẩn Đoán Ô Tô

 

Tin liên quan

Danh mục tin tức

Tin xem nhiều

Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí - Tài Liệu Đào Tạo Hộp Số Tự Động (Tiếng Việt)

Anh/Em đang tìm kiếm tài liệu chuyên sâu về hộp số tự động? Bộ tài liệu này cung cấp kiến ..

Đăng kiểm ô tô là gì? Những lỗi đăng kiểm thường gặp

Đăng kiểm ô tô là quy trình kiểm tra phương tiện đạt chuẩn an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi ..

Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – Tài Liệu Đào Tạo Kỹ Thuật Viên Toyota

Tải ngay trọn bộ tài liệu đào tạo kỹ thuật viên Toyota chia sẻ hoàn toàn miễn phí!..

Thinktool Master Cv: Đa Dạng Chức Năng Hơn So Với Các Dòng Máy Chẩn Đoán Cùng Phân Khúc

Thinktool Master CV - Máy chẩn đoán xe thương mại mạnh mẽ, đa năng với ECU Flash, ADAS, Topology Mapping. ..

Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – Tài Liệu Training Về Cảm Biến Và Ecu

Anh/Em đang tìm kiếm kiến thức chuyên sâu về cảm biến và ECU để nâng cao kỹ năng chẩn đoán ..

Vui lòng điền vào mẫu dưới đây, để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn thông tin cập nhật về những thông tin mới của chúng tôi

Tất cả tên nhà sản xuất, biểu tượng và mô tả, được sử dụng trong hình ảnh và văn bản của chúng tôi chỉ được sử dụng cho mục đích nhận dạng. Không suy luận cũng không ngụ ý rằng bất kỳ mặt hàng nào được bán bởi OBDVietNam.vn là sản phẩm được ủy quyền bởi hoặc theo bất kỳ cách nào được kết nối với bất kỳ nhà sản xuất nào được hiển thị trên trang này.