Cẩm Nang Sửa Chữa Mã Lỗi P2101: Throttle Actuator Control Motor Circuit Range/Performance

CẨM NANG SỬA CHỮA MÃ LỖI P2101: THROTTLE ACTUATOR CONTROL MOTOR CIRCUIT RANGE/PERFORMANCE

cam-nang-sua-chua-ma-loi-p2101-obd-viet-nam

 

Thông tin xe:  Hyundai Truck Kona FWD  2020 động cơ L4-1.6L Turbo

P2101: Throttle Actuator Control Motor Circuit Range/Performance (Lỗi phạm vi/ hiệu suất mạch điều khiển mô tơ bướm ga).

 

Cùng OBD Việt Nam tìm hiểu thêm về mã lỗi P2101 nhé.

 

Thông tin chung

Mô tả mã lỗi

ECM thiết đặt mã lỗi P2101 khi ECM phát hiện khi bị ngắn mạch hoặc hở mạch.

 

Cẩm nang sửa chữa mã lỗi là chủ đề tổng hợp các quy trình xử lý mã lỗi trên các dòng xe được OBD Việt Nam tổng hợp và biên soạn dựa trên các tài liệu sửa chữa chuyên hãng và kinh nghiệm thực tế chi tiết theo từng bước, xem thêm:

Cẩm nang sửa chữa mã lỗi trên các dòng xe

 

Nguyên nhân hư hỏng

  • Bướm ga bị kẹt
  • Hở mạch mô tơ bướm ga
  • Lỗi mô tơ bướm ga
  • Giắc điện mô tơ bướm ga tiếp xúc kém
  • Lỗi ECM

Triệu chứng

Đèn báo động cơ bật ON (hoặc đèn Service bật sáng).

 

Trên các dòng xe hiện đại ngày nay các hệ thống điện được trang bị rất nhiều để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, vì vậy việc sửa chữa và bảo dưỡng các hệ thống trên xe ngày càng phức tạp. Việc có cho mình bộ phần mềm để tra cứu sơ đồ mạch điện và hướng dẫn sửa chữa là vô cùng cần thiết.

Phần mềm tra cứu sơ đồ mạch điện, hướng dẫn sửa chữa trên nhiều dòng xe

 

Vị trí

 

cam-nang-sua-chua-ma-loi-p2101-obd-viet-nam-1 

Hình 1: Vị trí

 

Sơ đồ mạch điện

 

cam-nang-sua-chua-ma-loi-p2101-obd-viet-nam-2 

Hình 2: Sơ đồ mạch điện

 

QUY TRÌNH XỬ LÝ MÃ LỖI P2101: THROTTLE ACTUATOR CONTROL MOTOR CIRCUIT RANGE/PERFORMANCE

Dưới đây là quy trình xử lý mã lỗi P2101, mời Anh/Em cùng theo dõi.

Bước 1: Kiểm tra dữ liệu bằng máy chẩn đoán

  • Kết nối máy chuẩn đoán với xe
  • Chìa khóa bật ON
  • Đọc lỗi
  • Có hiển thị lỗi không?

Đi đến bước tiếp theo

Không

Đây có thể là lỗi chập chờn do tiếp xúc kém của cảm biến hoặc giắc ECM. Hoặc bộ nhớ ECM chưa được xóa sau khi sửa chữa. Kiểm tra các giắc nối có bị lỏng, tiếp xúc kém, ra ten, cong vênh hư hỏng không, sửa chữa và thay thế nếu cần và đi đến bước “Kiểm tra xe sau sửa chữa”

 

Bước 2: Kiểm tra bộ phận  

  • Kiểm tra bướm ga có bị kẹt
  • Tắt chìa khóa và ngắt ống hơi giữa thân bướm ga, cảm biến MAF
  • Kiểm tra có bị kẹt bướm ga không
  • Bướm ga có bình thường không?

Đi đến bước tiếp theo

Không

Kiểm tra các bộ phận liên quan nếu cần thiết và đi đến bước “Kiểm tra xe sau sửa chữa”

  • Kiểm tra điện trở của mô tơ bướm ga
  • Tắt chìa khóa và ngắt kết nối mô tơ bướm ga và cảm biến vị trí bướm ga.
  • Đo điện trở giữa cực dương (+) mô tơ bướm ga và cực âm (-)mô tơ bướm ga và cảm biến vị trí bướm ga
  • Thông số kĩ thuật: Xấp xỉ. 0.3~100Ω (200 C)
  • Bướm ga có bình thường không?

Kiểm tra kĩ các giắc cắm có bị lỏng, tiếp xúc kém, ra ten, ăn mòn, nhiễm bẩn, xuống cấp hay hư hại gì không. Sửa chữa và thay thế nếu cần thiết và đi đến “Kiểm tra xe sau sửa chữa”.

Không

Thay thế một mô tơ bướm ga bằng một mô tơ có thể sử dụng và kiểm tra sự vận hành của nó. Nếu vấn đề đã được sửa chữa, thay thế mô tơ bướm ga và sau đó đi đến “Kiểm tra xe sau sửa chữa”.

 

Kiểm tra các cực và giắc kết nối

  • Nhiều trục trặc trong hệ thống điện là do dây điện và giắc kết nối tiếp xúc kém. Lỗi cũng có thể xảy ra do sự nhiễu từ các hệ thống điện khác và hư hỏng có thể do cơ học và hóa học gây ra.
  • Kiểm tra giắc có bị lỏng, tiếp xúc kém, cong vênh, ra ten, dơ bẩn, hư hỏng.
  • Kết nối có vấn đề không?

Sửa chữa kết nối và đi đến “Kiểm tra xe sau sửa chữa”

Không

Đi đến bước tiếp theo

 

  • Kiểm tra mạch điện

Mục

Giá trị bình thường

Điều kiện

Thử (+)

Thử (-)

Mạch điện (+) điều khiển mô tơ bướm ga: Điện trở

Xấp xỉ: Dưới 1Ω

Chìa khóa: Tắt

Giắc mô tơ bướm ga, ECM: Ngắt kết nối

Chân (+) điều khiển mô tơ bướm ga (Giắc mô tơ bướm ga)

Chân (+) điều khiển mô tơ bướm ga (Giắc ECM)

Mạch điện (-) điều khiển mô tơ bướm ga

Xấp xỉ dưới 1Ω

Chìa Khóa: Tắt

Giắc mô tơ điện, ECM: Ngắt kết nối

Chân (+) điều khiển mô tơ bướm ga (Giắc mô tơ bướm ga)

Chân (-) điều khiển mô tơ bướm ga (Giắc ECM)

 

  • Kết quả có nằm trong thông số kĩ thuật không?

Đi đến các bước tiếp theo

Không

Sửa chữa những bộ phận liên quan nếu cần thiết và đi đến bước

“Kiểm tra xe sau sửa chữa”

 

Kiểm tra xe sau sửa chữa

  • Sau khi sửa chữa, cần phải xác minh rằng lỗi đã được sửa chữa
  • Kết nối máy chẩn đoán với xe và chọn “Chẩn đoán lỗi (DTC)”
  • Xóa lỗi và kiểm tra xe theo điều kiện xảy ra mã lỗi
  • Lỗi có trở lại không?

Đi đến quy trình xử lí mã lỗi

Không

Hệ thống hoạt động theo thông số kĩ thuật tại thời điểm này

 

 

Xem thêm

Cẩm nang sửa chữa ô tô

Máy Chẩn Đoán Đa Năng Autel MaxiSys MS906BT - Phiên Bản 2020

Máy Đọc Lỗi - Chẩn Đoán Đa Năng G-scan 3 Compact Kit


Công ty Cổ phần OBD Việt Nam 

Hotline: 1800 64 64 47

Kết nối với chúng tôi để theo dõi những tin tức mới nhất

Fanpage: Máy Chẩn Đoán Ô Tô Việt Nam

Youtube: OBD Việt Nam - Máy Chẩn Đoán Ô Tô

Tin liên quan

Danh mục tin tức

Tin xem nhiều

Top 5 Máy Chẩn Đoán Bán Chạy Nhất Thị Trường Năm 2024

Tìm kiếm máy chẩn đoán ô tô Autel tốt nhất ? Máy chẩn đoán đa năng nào hỗ trợ Lập ..

Autel Ms908s3: Đập Hộp Và Đánh Giá Chi Tiết Xem Bên Trong Có Gì ?

Mở hộp và đánh giá máy chẩn đoán ô tô Autel MS908S3, khám phá chi tiết từng phụ kiện và ..

Autel MS908S3: Khám Phá Thiết Kế Và Tính Năng Nổi Bật

Autel MS908S3, một thiết bị chẩn đoán ô tô đa năng cao cấp với nhiều nâng cấp toàn diện về ..

Khám Phá Các Tính Năng Nâng Cao Của Autel Mx900

Autel MX900 thiết bị đọc lỗi ô tô thông minh với giao diện Tiếng Việt, mang đến các tính năng ..

Autel Mx900: Giải Pháp Chẩn Đoán Thông Minh Cho Mọi Gara

Autel MX900 là thiết bị chẩn đoán ô tô đa năng, dễ sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng ..

Vui lòng điền vào mẫu dưới đây, để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn thông tin cập nhật về những thông tin mới của chúng tôi