Cẩm Nang Sửa Chữa Mã Lỗi P0336: Crank Sensor Fault
CẨM NANG SỬA CHỮA MÃ LỖI P0336: CRANK SENSOR FAULT
Thông tin xe: ISUZU 4HK1 (GENERAL 24V)
P0336: Crank Sensor Fault - Lỗi cảm biến vị trí trục khuỷu
THÔNG TIN CHUNG MÃ LỖI P0336: CRANK SENSOR FAULT
1. Mô tả mã lỗi P0336: Crank Sensor Fault
Cảm biến vị trí trục khuỷu (CKP) xác định tốc độ động cơ. Khi động cơ quay thì các răng của bánh đà quét qua đầu cảm biến CKP, cảm biến làm việc sinh ra điện áp và chuyển thành tín hiệu xung. Hộp điều khiển động cơ (ECM) nhận tín hiệu này, thu được tốc độ động cơ và điều chỉnh thời điểm phun nhiên liệu dựa trên tín hiệu này.
Cẩm nang sửa chữa mã lỗi là chủ đề tổng hợp các quy trình xử lý mã lỗi trên các dòng xe được OBD Việt Nam tổng hợp và biên soạn dựa trên các tài liệu sửa chữa chuyên hãng và kinh nghiệm thực tế chi tiết theo từng bước, xem thêm.
Cẩm nang sửa chữa mã lỗi trên các dòng xe
2. Nguyên nhân mã lỗi hư hỏng P0336
- Bánh răng tạo xung bị gãy hoặc mòn răng
- Nam châm của cảm biến vị trí trục khuỷu bị vỡ
- Dây dẫn hở mạch hoặc ngắn mạch
- Ngắn mạch cảm biến vị trí trục khuỷu
- Giắc kết nối cảm biến vị trí trục khuỷu bị gãy hoặc bị ăn mòn
- Lỗi cảm biến vị trí trục khuỷu
- Lỗi cảm biến vị trí trục cam
- Lỗi hộp điều khiển động cơ
3. Triệu chứng hư hỏng mã lỗi P0336: Crank Sensor Fault
- Giảm công suất động cơ
- Động cơ ra khói trắng
- Động cơ nổ rung giật
- Động cơ không nổ được
4. Vị trí cảm biến trục khuỷu CKP
Hình 1: Vị trí cảm biến trục khuỷu CKP
5. Sơ đồ mạch điện điều khiển của hệ thống cảm biến vị trí trục khuỷu
Hình 2: Sơ đồ mạch điện điều khiển của hệ thống cảm biến vị trí trục khuỷu
Trên các dòng xe hiện đại ngày nay các hệ thống điện được trang bị rất nhiều để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, vì vậy việc sửa chữa và bảo dưỡng các hệ thống trên xe ngày càng phức tạp. Việc có cho mình bộ phần mềm để tra cứu sơ đồ mạch điện và hướng dẫn sửa chữa là vô cùng cần thiết.
Phần mềm tra cứu sơ đồ mạch điện, hướng dẫn sửa chữa trên nhiều dòng xe
QUY TRÌNH XỬ LÝ MÃ LỖI P0336: CRANK SENSOR FAULT
Chú ý:
Đối với lỗi cảm biến vị trí trục khuỷu, mã lỗi sẽ không được phát hiện nếu trục khuỷu động cơ không quay được 14 vòng/phút. Đặc biệt khi động cơ chạy ở tốc độ thấp tương tự như nổ không tải, động cơ có thể chết máy trước khi trục khuỷu quay được 14 vòng/phút nếu không có tín hiệu cảm biến vị trí trục khuỷu. Trong trường hợp này, dữ liệu mã lỗi sẽ không được lưu lại bởi vì không phát hiện được mã lỗi đó.
Do đó, động cơ có thể khởi động lại sau khi bị chết máy, làm cho việc xác định mã lỗi này rất khó. Nếu động cơ thường xuyên chết máy, hãy kéo đề để kiểm tra nếu lỗi cảm biến vị trí trục khuỷu được xác định trong khi trục khuỷu quay được 14 vòng/phút. Nếu lỗi cảm biến vị trí trục khuỷu được phát hiện khi kéo đề, thì mã lỗi được xác định. Nếu phát hiện đây là lỗi chập chờn, hãy tăng thời gian kéo đề và kiểm tra xem lỗi có xuất hiện không.
1. Kiểm tra hệ thống tự chẩn đoán OBD trên xe
- Quy trình tự chẩn đoán có thành công không?
Có |
Đi đến mục 2 |
Không |
Đi đến quy trình kiểm tra hệ thống tự chẩn đoán OBD |
2. Kiểm tra tình trạng lắp đặt cảm biến vị trí trục khuỷu (CKP)
- Bước 1: Tắt chìa khóa
- Bước 2: Kiểm tra bên ngoài xem cảm biến khi lắp vào có bị hở hoặc lỏng lẻo không
- Bước 3: Nếu phát hiện được lỗi, thực hiện sửa chữa theo yêu cầu
- Hoàn thành việc kiểm tra?
Có |
Đi đến bước 4 |
Không |
Hoàn thành kiểm tra |
- Bước 4: Kiểm tra tình trạng lắp đặt của cảm biến CKP, ECM và giắc kết nối
+ Kiểm tra giắc kết nói có bị hở hoặc lỏng không
+ Nếu phát hiện được lỗi, thực hiện sửa chữa hoặc thay thế theo yêu cầu
- Hoàn thành việc kiểm tra?
Có |
Đi đến bước 5 |
Không |
Hoàn thành kiểm tra |
- Bước 5: Kiểm tra lại mã lỗi
+ Xóa lỗi
+ Tắt chìa khóa và sau đó đợi khoảng 10s
+ Nổ máy và chạy xe với điều kiện xuất hiện mã lỗi
+ Kiểm tra lại mã lỗi
- Mã lỗi có được phát hiện không?
Có |
Đi đến bước 6 |
Không |
Đi đến bước 11 |
- Bước 6: Kiểm tra mạch cảm biến CKP
Kiểm tra ngắn mạch đến các mạch tín hiệu khác bằng hộp công tắc tiếp điểm hoặc DMM
+ Nếu hộp công tắc tiếp điểm không có sẵn, tham khảo bảng kiểm tra toàn hệ thống cho cảm biến
+ Nếu mã lỗi được xác định, thực hiện sửa chữa hoặc thay thế theo yêu cầu
- Mã lỗi có phát hiện không?
Có |
Đi đến bước 11 |
Không |
Đi đến bước 7 |
- Bước 7: Kiểm tra thân cảm biến CKP
+ Tắt chìa khóa
+ Tháo giắc kết nối của cảm biến CKP
+ Đo điện trở giữa các chân của cảm biến
+ Tháo cảm biến CKP và kiểm tra đầu cảm biến có vết trầy hoặc hư hỏng hay không
- Thông số kỹ thuật: Giữa 108.5 - 142.5Ω
- Cảm biến CKP có bình thường không?
Có |
Đi đến bước 9 |
Không |
Đi đến bước 8 |
- Bước 8: Thay thế cảm biến CKP
- Hoàn thành việc kiểm tra?
Có |
Đi đến bước 11 |
Không |
Hoàn thành kiểm tra |
- Bước 9: Kiểm tra bánh đà
+ Kiểm tra bên ngoài bánh đà xem có bị mẻ răng hay không
+ Nếu phát hiện lỗi, thay thế bánh đà
- Phát hiện ra lỗi không?
Có |
Đi đến bước 10 |
Không |
Đi đến bước 11 |
- Bước 10: Sử dụng phầm mềm Programing
- Có sẵn phần mềm Programing không?
Có |
Đi đến bước 11 |
Không |
Đi đến bước 12 |
- Bước 11: Kiểm tra lại phiên bản phần mềm của ECM
+ Tham khảo quy trình kiểm tra và viết lại chương trình ECM trong hướng dẫn sửa chữa
+ Viết lại chương trình nếu cần nâng cấp phần mềm
Chú ý: Học lại vị trí van EGR sau khi thay thế hoặc viết lại chương trình ECM.
+ Tham khảo hướng dẫn lắp đặt ECM trong phần này để học lại van EGR
- Hoàn thành việc kiểm tra?
Có |
Đi đến bước 12 |
Không |
Đi đến bước 13 |
- Bước 12: Thay thế hộp ECM
Chú ý: Học lại vị trí van EGR là cần thiết sau khi thay hoặc viết lại ECM. Tham khảo phần cài đặt ECM để học lại EGR.
- Hoàn thành việc kiểm tra?
Có |
Đi đến bước 13 |
Không |
Hoàn thành kiểm tra |
- Bước 13: Kiểm tra lại mã lỗi
+ Kết nối lại tất cả giắc cắm điện
+ Xóa lỗi
+ Tắt chìa khóa và sau đó đợi khoảng 10s
+ Chạy xe với đúng điều kiện xuất hiện mã lỗi
+ Kiểm tra lại mã lỗi
- Mã lỗi P0336 có xuất hiện không?
Có |
Đi đến bước 3 |
Không |
Đi đến bước 14 |
- Bước 14: Kiểm tra lại nếu mã lỗi khác xuất hiện
- Mã lỗi khác xuất hiện?
Có |
Đi đến chẩn đoán từng mã lỗi |
Không |
Sửa chữa hoàn thành |
KẾT THÚC, HOÀN THÀNH QUY TRÌNH XỬ LÝ MÃ LỖI !
Xem thêm
- Cẩm nang sửa chữa ô tô
- Máy Chẩn Đoán Đa Năng Autel MaxiSys MS906BT - Phiên Bản 2020
- Máy Đọc Lỗi - Chẩn Đoán Đa Năng G-scan 3 Compact Kit
Công ty Cổ phần OBD Việt Nam
Kết nối với chúng tôi để nhận những thông báo mới nhất.
- Mọi chi tiết xin liên hệ: 1800 64 64 47;
- Website: Công ty Cổ phần OBD Việt Nam;
- Fanpage: Máy Chẩn Đoán Ô Tô Việt Nam;
- Youtube: OBD Việt Nam - Máy Chẩn Đoán Ô Tô.
Tin liên quan
- Máy Đọc Lỗi Ô Tô Giá Rẻ Có Đảm Bảo Hiệu Quả Không?
- Top 5 Sản Phẩm Máy Chẩn Đoán Ô Tô Đáng Mua Nhất Năm 2025
- Trọn Bộ Tài Liệu Đào Tạo Mitsubishi - Step I (Tiếng Việt)
- Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – 20 Mạch Điện Ecu Thông Dụng
- MS906 PRO: BÁN CHẠY SỐ 1 VỀ CHẨN ĐOÁN LỖI XE HƠI - GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN CHO GARA
- Tìm hiểu về thiết bị, máy chẩn đoán XTOOL
- Obd Việt Nam Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Dương Lịch 2025
- Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí - Tài Liệu Đào Tạo Mazda Cx-5 (Tiếng Việt)
- Tỷ lệ sở hữu ô tô ở Việt Nam hiện nay, tiềm năng tăng trưởng tương lai
- Thông Báo - Phần Mềm Tra Cứu Auto Ism Cập Nhật Tài Liệu Mới
Danh mục tin tức
- Hành Trình Chuyển Giao
- Cẩm Nang Sửa Chữa Ô Tô
- Sự Kiện OBD Việt Nam
- Kiến Thức Ô Tô
- Chăm Sóc Xe Ô Tô
- Tiếng Anh Chuyên Ngành Ô Tô
- Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm
- Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Chẩn Đoán
- Đánh Giá Máy Đọc Lỗi
- Kiến thức xe tải nặng, máy công trình
- Bản Tin Công Nghệ Ô Tô
- Chia Sẻ Tài Liệu Ô Tô
- Cảm Nhận Của Khách Hàng
- Thông Tin Cần Biết
- Setup Garage Chuyên Nghiệp
- Hỏi Đáp Sản Phẩm
Tin xem nhiều
Đăng kiểm ô tô là gì? Những lỗi đăng kiểm thường gặp
Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – Tài Liệu Đào Tạo Kỹ Thuật Viên Toyota
Thinktool Master Cv: Đa Dạng Chức Năng Hơn So Với Các Dòng Máy Chẩn Đoán Cùng Phân Khúc
Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – Tài Liệu Training Về Cảm Biến Và Ecu
Đầu Tư Bao Nhiêu Là Hợp Lý Cho Thiết Bị Chẩn Đoán Ô Tô?
Vui lòng điền vào mẫu dưới đây, để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn thông tin cập nhật về những thông tin mới của chúng tôi