Kiểm tra sửa chữa mã lỗi P0341, tín hiệu cảm biến trục cam chập chờn
KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA MÃ LỖI P0341 TÍN HIỆU CẢM BIẾN TRỤC CAM CHẬP CHỜN
Mã lỗi liên quan đến vị trí trục cam là những mã lỗi quen thuộc, kinh điển đối với Anh Em sửa chữa ô tô. P0341 là mã sự cố chẩn đoán (DTC) “Mạch cảm biến vị trí trục cam "A"(Nạp) chập chờn/ bị hạn chế (dãy 1)”. Mã lỗi này làm cho xe không thể khởi động hoặc tốc độ của xe sẽ không ổn định. Ngoài ra, nếu không có cảm biến vị trí trục khuỷu, xe sẽ rất rung khi di chuyển, tăng tốc kém và tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.
Để xử lý mã lỗi này, Anh Em thường kiểm tra tín hiệu điện áp bằng đồng hồ VOM. Tuy nhiên đây là phương pháp chưa tối ưu vì đồng hồ vạn năng VOM chỉ xác nhận được tín hiệu điện áp của cảm biến. Cảm biến vị trí trục cam hoạt động dựa trên tín hiệu xung, được đưa từ cảm biến đến hộp điều khiển ECU để xử lý.
Hình 1: Kiểm tra cảm biến trục cam bằng VOM
Trong trường hợp cảm biến bị chập chờn, việc chỉ dùng đồng hồ VOM để xác định sẽ không tìm ra nguyên nhân Pan bệnh. Vì vậy, phải sử dụng các thiết bị đo xung chuyên dụng để kiểm tra được hình dạng xung. Từ đó so sánh chúng với thông số kỹ thuật chuẩn của nhà sản xuất để đánh giá tình trạng của cảm biến.
SƠ LƯỢC VỀ CẢM BIẾN TRỤC CAM
1. Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến vị trí trục cam
Hình 2: Sơ lược về cảm biến trục CAM
Cảm biến vị trí trục cam CPS (Camshaft Position Sensor) nắm một vai trò quan trọng trong hệ thống điều khiển của động cơ. ECU sử dụng tín hiệu này để xác định điểm chết trên của máy số 1 hoặc các máy, đồng thời xác định vị trí của trục cam để xác định thời điểm đánh lửa (với động cơ xăng) hay thời điểm phun nhiên liệu (động cơ phun dầu điện tử Common rail) cho chính xác.
2. Nguyên lí hoạt động của cảm biến vị trí trục cam
Khi trục khuỷu quay, thông qua dây cam dẫn động làm trục cam quay theo, trên trục cam có 1 vành tạo xung có các vấu cực, các vấu cực này quét qua đầu cảm biến, khép kín mạch từ và cảm biến tạo ra 1 xung tín hiệu gửi về ECU để ECU nhận biết được điểm chết trên của xi lanh số 1 hay các máy khác.
Số lượng vấu cực trên vành tạo xung của trục cam khác nhau tùy theo mỗi động cơ.
3. Các hư hỏng thường gặp của cảm biến vị trí trục cam
– Chỉnh sai khe hở từ (với loại cảm biến nằm trong Delco)
– Đứt dây
– Dây tín hiệu chạm dương, chạm mát
– Lỏng giắc
– Chết cảm biến
– Gãy răng tạo tín hiệu trên vành răng do dùng tua vít bẩy
– Hư hộp ECU nên báo lỗi cảm biến trục cam
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ XỬ LÍ MÃ LỖI
Hình 3: Hướng dẫn kiểm tra và xử lý mã lỗi
1. Kiểm tra và chẩn đoán mã lỗi
Việc đầu tiên để xác định được vị trí hư hỏng trên xe, ta sẽ dùng máy chẩn đoán ô tô. Tiến hành đọc lỗi bằng máy chẩn đoán đa năng tiếng Việt G-Scan 2, trên xe Kia Carens đời 2008.
Kết nối máy chẩn đoán G-Scan 2 với xe và bật ON chìa khoá. Tiến hành chọn dòng xe và đời xe để tiến hành quá trình chẩn đoán: Chọn Kia [General] -> [Carens(UN), 07~13] -> [2008] -> [D2.0 TCI-D] -> [Engine Control]
Lúc này, máy chẩn đoán xác định 2 mã lỗi đang hiện hành là:
P0646: Mạch điều khiển Rơ le ly hợp điều hoà thấp
P0341: Mạch cảm biến vị trí trục cam "A"(Nạp) chập chờn/ bị hạn chế (dãy 1)
Xem thêm: |
Hình 4: Mã lỗi được xác định trên máy chẩn đoán
Trong bài viết này, chúng ta chỉ quan tâm đến mã lỗi P0341 nhé Anh Em ! Sau khi tiến hành xoá mã lỗi thì mã lỗi đã được xoá, nhưng trong quá trình vận hành một thời gian ngắn thì mã lỗi lại xuất hiện.
Hình 5: Mã lỗi đã được xoá nhưng sau thời gian vận hành thì lại xuất hiện
2. Kiểm tra xung cảm biến bằng thiết bị chuyên dụng
Tiến hành dùng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra cảm biến, trong bài viết này OBD Việt Nam sẽ dùng thiết bị đo xung Hantek. Tiến hành mở nắp capô và ốp động cơ để đo kiểm cảm biến.
Hình 6: Mở nắp capô và ốp động cơ để tiến hành đo kiểm
Kết nối thiết bị với laptop chuyên dụng và chân tín hiệu cảm biến trục cam để tiến hành đo kiểm. Sau khi kiểm tra sơ đồ mạch điện, xác định chân ở giữa là chân tín hiệu của cảm biến trục cam.
Hình 7: Chân tín hiệu cảm biến trục cam
Hình 8: Kết nối mass và chân tín hiệu của cảm biến để tiến hành đo kiểm
Mở phần mềm Hantek, chọn chức năng đo xung [oscilloscope], chọn kênh đã đo để theo dõi hình dạng và biên độ xung.
Hình 9: Mở phần mềm Hantek 1008 trên máy tính
Hình 10: Giao diện phần mềm đo xung Hantek
Tiến hành nổ máy để theo dõi hình dạng xung cảm biến khi gửi tín hiệu về cho hộp điều khiển. Tiến hành lấy các giá trị quan trọng để theo dõi như: điện áp lớn nhất, điện áp nhỏ nhất, điện áp trung bình, tần số, chu kỳ,...
Hình 11: Hình dạng xung và các giá trị điện áp đang được đo đạc
Sau khi quan sát một thời gian ngắn, nhận thấy sự ngắt đoạn của tín hiệu cảm biến trục cam. Giá trị điện áp Vpp giảm từ 5.16V giảm xuống 215mV, không đạt giá trị điện áp tiêu chuẩn, thường khi hoạt động bình thường giá trị này thường ở mức xấp xỉ 5V như hình 11.
Hình 12: Nhận thấy sự thay đổi hình dạng xung cảm biến
Hình 13: Nhận thấy sự thay đổi hình dạng xung cảm biến
Vì tín hiệu cảm biến này đang bị chập chờn trong một khoảng thời gian rất nhỏ. Vì vậy, khi đo tín hiệu điện áp bằng đồng hồ VOM sẽ không nhận thấy được hiện tượng này.
Sau khi chẩn đoán và kiểm tra lại kết nối của cảm biến thì nhận ra thấy sự lỏng lẻo tại vị trí cảm biến với thân máy. Do quá trình sửa chữa, Anh Em đã không xiết kỹ con bulông kết nối giữa cảm biến trục cam và thân máy. Hoặc cũng có thể trong quá trình vận hành, do rung lắc mà bulông tự tháo gây ra lỏng lẻo.
Hình 14: Đã xác định rõ nguyên nhân dẫn đến mã lỗi
Tiến hành khắc phục nguyên nhân trên, kiểm tra lại mã tín hiệu xung và mã lỗi từ máy chẩn đoán. Lên ga và quan sát đèn check động cơ, kiểm tra xem mã lỗi có còn xuất hiện không.
Hình 15: Tín hiệu xung rõ ràng không còn tình trạng chập chờn
Hình 16: Mã lỗi đã được xử lý
KẾT THÚC, HOÀN THÀNH XỬ LÝ PAN BỆNH !
Đây là một ví dụ điển hình cho việc kết hợp các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa mã lỗi trên xe. Với việc các công nghệ hiện đại ngày càng được áp dụng trên ô tô, các thiết bị như máy chẩn đoán và thiết bị đo xung là vô cùng cần thiết. Hi vọng qua bài viết này, Anh Em có thể áp dụng được kinh nghiệm của mình và với sự giúp đỡ của các thiết bị để dễ dàng khắc phục các Pan bệnh gặp phải.
Xem thêm các bài viết kinh nghiệm sửa chữa tại: |
Công ty Cổ phần OBD Việt Nam
Kết nối với chúng tôi để nhận những thông báo mới nhất.
- Mọi chi tiết xin liên hệ: 1800 64 64 47;
- Website: Công ty Cổ phần OBD Việt Nam;
- Fanpage: Máy Chẩn Đoán Ô Tô Việt Nam;
- Youtube: OBD Việt Nam - Máy Chẩn Đoán Ô Tô.
Tin liên quan
- Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí - Hệ Thống Điện Động Cơ Hyundai (Tiếng Việt)
- Hướng Dẫn Kiểm Tra Hệ Thống Túi Khí Srs Trên Xe Hyundai Sonata 2010 Bằng Autel Mx900
- Hướng Dẫn Kích Hoạt Tính Năng Mở Khóa Cửa Khi Về Số P Trên Mitsubishi Triton 2018 Bằng Autel Ms906 Max
- Thời Điểm Tốt Nhất Để Sở Hữu Autel Ms906 Max Cho Gara
- Autel Ms906 Max Giá Bao Nhiêu? Bảng Giá Và Ưu Đãi Mới Nhất Tại Obd Việt Nam
- Top 5 lý do gara nên sở hữu Autel MS906 Max
- Garages, Kỹ Thuật Viên Nào Cần Autel MS906MAX Để Tăng Hiệu Suất Sửa Chữa?
- Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí - Tài Liệu Ford Fiesta B299 Tiếng Việt
- Phí Đổi Giấy Phép Lái Xe Mới Nhất Năm 2025: Cần Bao Nhiêu Tiền?
- Obd Việt Nam Thông Báo Nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Danh mục tin tức
- Hành Trình Chuyển Giao
- Cẩm Nang Sửa Chữa Ô Tô
- Sự Kiện OBD Việt Nam
- Kiến Thức Ô Tô
- Chăm Sóc Xe Ô Tô
- Tiếng Anh Chuyên Ngành Ô Tô
- Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm
- Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Chẩn Đoán
- Đánh Giá Máy Đọc Lỗi
- Kiến thức xe tải nặng, máy công trình
- Bản Tin Công Nghệ Ô Tô
- Chia Sẻ Tài Liệu Ô Tô
- Cảm Nhận Của Khách Hàng
- Thông Tin Cần Biết
- Setup Garage Chuyên Nghiệp
- Hỏi Đáp Sản Phẩm
Tin xem nhiều
Hướng Dẫn Kiểm Tra Hệ Thống Túi Khí Srs Trên Xe Hyundai Sonata 2010 Bằng Autel Mx900
Hướng Dẫn Kích Hoạt Tính Năng Mở Khóa Cửa Khi Về Số P Trên Mitsubishi Triton 2018 Bằng Autel Ms906 Max
Thời Điểm Tốt Nhất Để Sở Hữu Autel Ms906 Max Cho Gara
Autel Ms906 Max Giá Bao Nhiêu? Bảng Giá Và Ưu Đãi Mới Nhất Tại Obd Việt Nam
Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí - Tài Liệu Đào Tạo Hộp Số Tự Động (Tiếng Việt)
Vui lòng điền vào mẫu dưới đây, để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn thông tin cập nhật về những thông tin mới của chúng tôi