Phân Tích Mã Lỗi P0335: Crank Sensor No Pulse

 

PHÂN TÍCH MÃ LỖI P0335:CRANK SENSOR NO PULSE

 

phan-tich-ma-loi-p0335-crank-sensor-no-pulse-obvietnam0

 

THÔNG TIN CHUNG CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC KHUỶU

Vị trí piston động cơ sử dụng để xác định thời điểm phun nhiên liệu, tất cả piston sẽ được liên kết với trục khuỷu thông qua thanh truyền. Sau khi cảm biến vị trí trục khuỷu phát hiện vị trí piston, nó gửi tín hiệu đến ECM để phát hiện thời điểm phun và tốc độ động cơ. Cảm biến vị trí trục cam được sử dụng để phát hiện điểm chết trên thời kỳ nén trong mỗi xi lanh. Dựa trên những tín hiệu này ECM sẽ phát hiện thời điểm phun nhiên liệu và thứ tự phun trong mỗi xi lanh.

1. Mô tả mã lỗi P0335 Crank Sensor No Pulse

Phân Tích Mã Lỗi P0335: Crank Sensor No Pulse - Nếu số lượng xung NE được phát hiện dưới một lần trên một máy (360˚CA) trong 3,960 CA trở lên, ECM coi đây là một lỗi và mã lỗi DTC được thiết lập. Đèn Check và đèn MIL sẽ được bật cùng lúc khi tiếp tục điều kiện lái xe lần 2. Các nguyên nhân có thể xảy ra là do hư hỏng cảm biến trục khuỷu, hở hoặc ngắn mạch đến chân 9 và 29 của giắc hộp ECM (E01). Xe vẫn có thể lái bình thường nhưng khởi động kém và hoạt động của phanh xả để bảo vệ hệ thống động cơ sẽ bị dừng lại do thời gian khởi động chậm vì ECM chỉ nhận được tín hiệu từ xung của cảm biến vị trí trục cam (G).

 

Xem thêm: 

Máy chẩn đoán chuyên hãng dành cho dòng xe Hyundai - Kia 

 

2. Nguyên nhân hư hỏng mã lỗi P0335 không có cảm biến vị trí trục khuỷu

  • Hỏng cảm biến trục khuỷu
  • Hở mạch hoặc ngắn mạch đến giắc hộp ECM
  • Giắc kết nối cảm biến tiếp xúc kém
  • Hở mạch hoặc ngắn mạch cảm biến trục khuỷu
  • Hỏng ECM

3. Triệu chứng mã lỗi P0335

  • Sáng đèn check động cơ
  • Khó khởi động động cơ
  • Động cơ nổ rung giật
  • Tốc độ cầm chừng không đều

 

 

 

Xem thêm: 

Máy chẩn đoán đa năng G-Scan 3 tiếng Việt hỗ trợ hầu hết các dòng xe trên thị trường 

 

4. Vị trí cảm biến vị trí trục khuỷu trên xe

 

phan-tich-ma-loi-p0335-crank-sensor-no-pulse-obvietnam1

Hình 1: Vị trí cảm biến vị trí trục khuỷu trên xe

 

Xem thêm: 

Phần mềm tra cứu sơ đồ mạch điện, hướng dẫn sửa chữa Hyundai - Kia GDS

 

5. Sơ đồ mạch điện crankshaft position sensor

 

phan-tich-ma-loi-p0335-crank-sensor-no-pulse-obvietnam2

Hình 2: Sơ đồ mạch điện Crankshaft position sensor

 

Xem thêm: 

Phần mềm tra cứu sơ đồ mạch điện, hướng dẫn sưa chữa các dòng xe 

 

QUY TRÌNH SỬA CHỮA MÃ LỖI P0335 CRANK SENSOR NO PULSE

1. Kiểm tra dữ liệu bằng máy chẩn đoán

- Bước 1: Kết nối máy chẩn đoán với giắc chẩn đoán

- Bước 2: Làm nóng động cơ đến nhiệt độ hoạt động bình thường

- Bước 3: Tắt thiết bị điện và điều hòa không khí

- Bước 4: Giám sát thông số “Vòng tua máy rpm” trên máy chẩn đoán

Giá trị của “Vòng tua máy rpm” thay đổi theo điều kiện lái xe tùy theo tình trạng phát hiện mã lỗi DTC. Trong trường hợp bị lỗi, hãy so sánh "Lượng phun nhiên liệu" khi việc phun nhiên liệu được kích hoạt trở lại tốc độ của động cơ giảm xuống dưới 3.500rpm sau khi việc phun nhiên liệu dừng “Vòng tua máy rpm” trên 4000rpm.

Thông số

Giá trị tham khảo

Kích hoạt cảm biến trục khuỷu (Lúc IG ON)

OFF

Kích hoạt cảm biến trục khuỷu (Lúc không tải)

ON

 2. Kiểm tra nguồn cấp

a. Kiểm tra điện áp của cảm biến N.E(+)

- Bước 1: Không ngắt kết nối giắc cảm biến vị trí trục khuỷu

- Bước 2: Bật chìa khóa ON. Động cơ OFF.

- Bước 3: Đo điện áp giữa chân số 1 giắc cảm biến vị trí trục khuỷu và mass sườn.

  • Thông số kỹ thuật: Xấp xỉ 2.5V
  • Giá trị điện áp đo được có nằm trong thông số kỹ thuật không?

Đi đến quy trình “Kiểm tra mạch nối mass”

KHÔNG

Đi đến quy trình “Kiểm tra hở mạch của cảm biến N.E(+)”

b. Kiểm tra hở mạch của cảm biến N.E(+)

- Bước 1: Chìa khóa OFF

- Bước 2: Ngắt kết nối với giắc cảm biến vị trí trục khuỷu và giắc ECM

- Bước 3: Đo điện trở chân số 1 cảm biến vị trí trục khuỷu và chân 29 giắc ECM động cơ.

  • Thông số kỹ thuật: Thông mạch
  • Giá trị điện trở đo được có nằm trong thông số kỹ thuật không?

Đi đến quy trình “Kiểm tra ngắn mạch đến nguồn cấp của cảm biến N.E(+)”

KHÔNG

Sửa chữa hở mạch và đi đến quy trình “Kiểm tra xe sau sửa chữa”

c. Kiểm tra ngắn mạch đến nguồn cấp cảm biến N.E (+)

- Bước 1: Ngắt kết nối với giắc cảm biến vị trí trục khuỷu và giắc ECM

- Bước 2: Bật chìa khóa ON. Động cơ OFF

- Bước 3: Đo điện áp chân số 1 giắc cảm biến vị trí trục khuỷu và mass sườn

  • Thông số kỹ thuật: Dưới 0 ~ 0,1V
  • Giá trị điện áp đo được có nằm trong thông số kỹ thuật không?

Đi đến quy trình “Kiểm tra chạm mass cảm biến N.E (+)”

KHÔNG

Sửa chữa ngắn mạch nguồn cấp và đi đến bước “Kiểm tra xe sau sửa chữa”

d. Kiểm tra ngắn mạch đến mass của cảm biến N.E (+)

- Bước 1: Bật chìa khóa OFF

- Bước 2: Ngắt kết nối với giắc cảm biến vị trí trục khuỷu và giắc ECM

- Bước 3: Đo điện trở chân số 1 giắc cảm biến vị trí trục khuỷu và mass sườn

  • Thông số kỹ thuật: Không thông mạch
  • Giá trị điện trở đo được có nằm trong thông số kỹ thuật không?

Đi đến quy trình “Kiểm tra mạch nối mass”

KHÔNG

Sửa chữa ngắn mạch đến mass và đi đến quy trình “Kiểm tra xe sau sửa chữa”

 3. Kiểm tra mạch nối mass

a. Kiểm tra điện áp của cảm biến N.E(-)

- Bước 1: Không ngắt kết nối giắc cảm biến vị trí trục khuỷu

- Bước 2: Bật chìa khóa ON. Động cơ OFF

- Bước 3:  Đo điện áp chân số 2 giắc cảm biến vị trí trục khuỷu và mass sườn

  • Thông số kỹ thuật: Xấp xỉ 2.5V
  • Giá trị điện áp đo được có nằm trong thông số kỹ thuật không?

 Đi đến quy trình “Kiểm tra mạch bảo vệ”

KHÔNG

 Đi đến quy trình “Kiểm tra hở mạch của cảm biến N.E(-)”

b. Kiểm tra hở mạch của cảm biến N.E(-)

- Bước 1: Chìa khóa OFF

- Bước 2: Ngắt kết nối giắc cảm biến vị trí trục khuỷu và giắc ECM

- Bước 3: Đo điện trở chân số 2 giắc cảm biến vị trí trục khuỷu và chân 9 giắc ECM động cơ

  • Thông số kỹ thuật: Thông mạch (dưới 1.0Ω).
  • Giá trị điện trở đo được có nằm trong thông số kỹ thuật không?

Đi đến quy trình “Kiểm tra ngắn mạch đến nguồn cấp của cảm biến N.E(-)”

KHÔNG

Sửa chữa hở mạch và đi đến đến quy trình “Kiểm tra xe sau sửa chữa”

c. Kiểm tra ngắn mạch đến nguồn cấp của cảm biến N.E (-)

- Bước 1: Ngắt kết nối với giắc cảm biến vị trí trục khuỷu và giắc ECM

- Bước 2: Bật chìa khóa ON. Động cơ OFF

- Bước 3: Đo điện áp chân số 2 giắc cảm biến vị trí trục khuỷu và mass sườn

  • Thông số kỹ thuật: Dưới 0 ~ 0,1V
  • Giá trị điện áp đo được có nằm trong thông số kỹ thuật không?

Đi đến quy trình “Kiểm tra ngắn mạch đến mass của cảm biến N.E (-)”

KHÔNG

Sửa chữa ngắn mạch đến nguồn cấp và đi đến quy trình “Kiểm tra xe sau sửa chữa”

d. Kiểm tra ngắn mạch đến mass của cảm biến N.E (-)

- Bước 1: Chìa khóa OFF

- Bước 2: Ngắt kết nối với giắc cảm biến vị trí trục khuỷu và giắc ECM

- Bước 3: Đo điện trở chân số 2 của giắc cảm biến vị trí trục khuỷu và mass sườn

  • Thông số kỹ thuật: Không thông mạch
  • Giá trị điện trở đo được có nằm trong thông số kỹ thuật không?

Đi đến quy trình “Kiểm tra mạch chống nhiễu”

KHÔNG

Sửa chữa ngắn mạch đến mass và đi đến quy trình “Kiểm tra xe sau sửa chữa”

 4. Kiểm tra các bộ phận

a. Kiểm tra điện trở cảm biến vị trí trục khuỷu

- Bước 1: Chìa khóa OFF

- Bước 2: Ngắt kết nối với giắc cảm biến vị trí trục khuỷu

- Bước 3: Giá trị điện trở giữa chân số 1 và chân số 2 của cảm biến vị trí trục khuỷu

  • Thông số kỹ thuật:

Nhiệt độ (°C)

Điện trở giữa chân số 1 và chân số 2 (Ω)

20

125 ±7

  •  Giá trị điện trở đo được có nằm trong thông số kỹ thuật không?

Đi đến quy trình “Kiểm dây chống nhiễu của cảm biến vị trí trục khuỷu”

KHÔNG

Thay thế cảm biến vị trí trục khuỷu và đi đến quy trình “Kiểm tra sau sửa chữa”

b. Kiểm tra xung của cảm biến vị trí trục khuỷu

- Bước 1: Chìa khóa OFF

- Bước 2: Kết nối với giắc cảm biến vị trí trục khuỷu

- Bước 3: Kết nối với máy đo xung với chân số 2 của cảm biến vị trí trục khuỷu

- Bước 4: Kiểm tra xung của cảm biến vị trí trục khuỷu hiển thị bình thường tại tốc độ không tải

 

phan-tich-ma-loi-p0335-crank-sensor-no-pulse-obvietnam3

Hình 3: Kiểm tra xung của cảm biến vị trí trục khuỷu hiển thị bình thường tại tốc độ không tải

 

  • Xung đo được có hiển thị bình thường không?

Đi đến quy trình “Kiểm tra xe sau sửa chữa”

KHÔNG

Thay thế cảm biến vị trí trục khuỷu và sau đó đi đến quy trình “Kiểm tra xe sau sửa chữa”

 

 5. Kiểm tra xe sau sửa chữa

Sau khi sửa chữa, cần phải xác minh rằng lỗi đã được sửa chữa

- Bước 1: Kết nối GDS và chọn chế độ “ Phân tích DTC”

- Bước 2: Nhấn vào “DTC Status” và xác nhận rằng “ DTC Readiness Flag” hiển thị “ Completed”. Nếu không, lái xe trong điều kiện của dữ liệu đóng băng hoặc đáp ứng các điều kiện.

- Bước 3: Đọc thông số “DTC Status”

  • Thông số có hiển thị “Lỗi lịch sử (không phải hiện tại)” không?

Hệ thống thực hiện theo đặc điểm kĩ thuật ở thời điểm hiện tại. Xóa DTC

KHÔNG

Áp dụng quy trình xử lý sự cố

 

KẾT THÚC, HOÀN THÀNH QUY TRÌNH XỬ LÝ MÃ LỖI !

Xem thêm: 

Chủ đề Phân tích mã lỗi 

 


 

Hi vọng với bài Phân Tích Mã Lỗi P0335: Crank Sensor No Pulse Anh Em sẽ xử lí được mã lỗi này. Hãy theo dõi OBD Việt Nam thường xuyên để được xem những bài viết chất lượng từ chủ đề ô tô nhé !  

 

 Kết nối với chúng tôi để nhận được những thông tin sớm nhất nhé!     

Công ty Cổ phần OBD Việt Nam 

Hotline: 1800 64 64 47 

 

Tin liên quan

Danh mục tin tức

Tin xem nhiều

Chương Trình Khuyến Mãi 30/4-1/5 : Khuyến Mãi Tưng Bừng – Mừng Đại Lễ

Mừng Đại Lễ OBD Việt Nam khuyến mãi cực sốc các dòng máy chẩn đoán tham gia ngay cùng OBD ..

OBD Việt Nam Thông Báo Nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2024

Công ty cổ phần OBD Việt Nam xin trân trọng thông báo tới Quý Khách hàng, Quý Đối tác lịch ..

Chia Sẻ Miễn Phí Tài Liệu Về Hệ Thống Common Rail Fuel Diesel

OBD Việt Nam xin dành tặng đến các Anh/Em bộ tài liệu về hệ thống Common Rail Fuel Diesel giúp ..

Hướng Dẫn Cập Nhật Phần Mềm Máy Chẩn Đoán Autel Mx900 Và Autel Ds900

Việc cập nhật phần mềm cho chiếc máy chẩn đoán là hoàn toàn cần thiết, chúng ta cần thường xuyên ..

Thư Chúc Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024

Một năm cũ đã qua, một mùa xuân mới đang về khắp mọi miền, thay mặt Ban Lãnh đạo cùng ..

Vui lòng điền vào mẫu dưới đây, để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn thông tin cập nhật về những thông tin mới của chúng tôi