Quy Trình Đại Tu Hộp Số Phần III - Chương I


QUY TRÌNH ĐẠI TU HỘP SỐ PHẦN III - CHƯƠNG i

 

Quy Trình Đại Tu Hộp Số Phần III - Kiến thức Ô tôi

 

 

KHÁI QUÁT

 

Khái quát quy Trình Đại Tu Hộp Số Phần III - Kiến thức Ô tôi

 

Chương này mô tả tất cả những quy trình chính để tháo, kiểm tra và lắp ráp cụm trục thứ cấp.

1. Tháo trục thứ cấp

Đo khe hở của từng bánh răng. Sau đó dùng SST và máy ép thuỷ lực để tháo vòng bi, các bánh răng và moay ơ đồng tốc.

2. Kiểm tra trục thứ cấp

Dùng dụng cụ đo để đo mức độ mòn xảy ra trên từng chi tiết. Hãy thay thế những chi thiết bị quá mòn.

3. Lắp ráp trục thứ cấp

Dùng SST và máy ép thuỷ lực để lắc chặt các vòng bi, bánh răng và moay ơ đồng tốc. Sau đó đo và xác nhận lại khe hở của bánh răng.

* Chú ý rằng quá trình để tháo rời và lắp ráp trục sơ cấp gần giống như quy trình áp dụng cho trục sơ cấp. Vì lý do đó, những mô tả của quy trình tháo rời và lắp ráp trục sơ cấp không có ở đây. 

 

THÁO RỜI - CÁC BỘ PHẬN 

1. Kiểm tra khe hở bánh răng

 

Kiểm tra khe hở bánh răng

 

- Chú thích hình ảnh:

(1) Khe hở dọc trục bánh răng số 1

(2) Khe hở hướng kính bánh răng số 1

(3) Khe hở dọc trục bánh răng số 2

(4) Khe hở hướng kính bánh răng số 2

2. Tháo moay ơ đồng tốc và bánh răng

 

Tháo moay ơ đồng tốc và bánh răng

 

- Chú thích hình ảnh:

(1) Vòng bi trục thứ cấp

(2) Bánh răng bị động số 4

(3) Óng cách bánh răng trục thứ cấp

(4) Bánh răng bị động số 3

(5) Bánh răng số 2

(6) Vòng bi đũa kim

(7) Ống cách

(8) Phanh hãm

(9) Vành đồng tốc (số 2)

(10) Cụm moay ơ đồng tốc No.1

(11) Vành đồng tốc (số 1)

(12) Bánh răng số 1

(13) Vòng bi đũa kim

(14) Trục thứ cấp

3. Tháo từng chi tiết

 

Tháo từng chi tiết

 

- Chú thích hình ảnh:

(1) Đệm dọc trục

(2) Bi

4. Tháo rời moay-ơ ly hợp

 

Tháo rời moay-ơ ly hợp

 

- Chú thích hình ảnh:

(1) Ống trượt gài số

(2) Lò xo khoá hãm gài số

(3) Khoá hãm gài số

(4) Moay-ơ đồng tốc

 

KIỂM TRA KHE HỞ BÁNH RĂNG

 

KIỂM TRA KHE HỞ BÁNH RĂNG

 

Trước khi tháo rời trục thứ cấp, hãy dùng thước lá hay đồng hồ so để đo khe hở bánh răng. 

1. Khe hở bánh răng số 1

 

Khe hở bánh răng số 1

 

- Chú thích hình ảnh:

(1) Dùng thước lá để đo khe hở dọc trục.

(2) Dùng đồng hồ so để đo khe hở hướng kính giữa bánh răng và trục.

GỢI Ý: Nếu không có đủ khe hở cho bánh răng, các bánh răng sẽ không được bôi trơn đầy đủ, ngược lại, nếu khe hở quá lớn, bánh răng sẽ không ăn khớp đúng và có thể tạo ra tiếng ồn không bình thường.

 

Cách đo khe hở bánh răng số 1

 

Giải thích hình ảnh:

(1) Bánh răng số 1

(2) Thước lá

(3) Tấm nhôm

(4) Êtô

(5) Đồng hồ so

2. Khe hở bánh răng số 2

 

Khe hở bánh răng số 2

 

(1) Dùng đồng hồ so để đo khe hở dọc trục.

(2) Dùng đồng hồ so để đo khe hở hướng kính giữa bánh răng và trục.

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:

GỢI Ý: Nếu không có đủ khe hở cho bánh răng, các bánh răng sẽ không được bôi trơn đầy đủ, ngược lại, nếu khe hở quá lớn, bánh răng sẽ không ăn khớp đúng và có thể tạo ra tiếng ồn không bình thường.

 

 

 Cách đo khe hở bánh răng số 2

 

 Cách đo khe hở bánh răng số 2

 

Chú thích hình ảnh 

(1) Bánh răng số 2

(2) Tấm nhôm

(3) Êtô

(4) Đồng hồ so

(5) Đầu đo loại cần

 

THÁO MOAY Ơ ĐỒNG TỐC VÀ BÁNH RĂNG RA KHỎI TRỤC THỨ CẤP

 

THÁO MOAY Ơ ĐỒNG TỐC VÀ BÁNH RĂNG RA KHỎI TRỤC THỨ CẤP

 

Bánh răng bị động và moay ơ đồng tốc cả hai đều được ép vào trục thứ cấp và hãm bằng phanh hãm. Ống cách, vòng bi đũa kim, vòng đồng tốc và các bánh răng khác được lắp vào giữa những chi tiết lắp chặt này.

Chú thích hình ảnh 

(1) Bánh răng bị động số 4

(2) Bánh răng bị động số 2 và 3

(3) Phanh hãm

(4) Bánh răng số 1

1. Bánh răng bị động số 4

 

Bánh răng bị động số 4

 

Chú thích hình ảnh 

(1) Vòng bi trục thứ cấp

(2) Bánh răng bị động số 4

(3) Ống cách bánh răng trục thứ cấp

2. Bánh răng bị động số 2 và 3

 

Bánh răng bị động số 2 và 3

 

Chú thích hình ảnh 

(1) Bánh răng bị động số 3

(2) Bánh răng số 2

(3) Vòng bi đũa kim (số 2)

(4) Vòng đồng tốc (số 2)

(5) Ống cách

3. Phanh hãm

 

Phanh hãm

 

Chú thích hình ảnh 

(1) Phanh hãm

4. Bánh răng số 1

 

Bánh răng số 1

 

Chú thích hình ảnh 

(1) Bộ moay ơ đồng tốc (Số 1 và số lùi)

(2) Vòng đồng tốc( Số 1)

(3) Vòng bi đũa kim (số 1)

(4) Bánh răng số 1

5. Quy trình tháo bánh răng bị động số 4

 

Quy trình tháo bánh răng bị động số 4

 

Đặt SST xuống dưới bánh răng và ép trục thứ cấp bằng máy ép thuỷ lực để tháo vòng bi trục thứ cấp và bánh răng bị động số 4.

CHÚ Ý:

Tháo những bánh răng sẽ làm rời trục thứ cấp. Hãy đỡ trục thứ cấp bằng tay khi tháo những bánh răng để tránh cho trục khỏi bị rơi.

Chú thích hình ảnh 

(1) SST (Dụng cụ tháo vòng bi)

(2) Máy ép thuỷ lực

(3) Miếng thép

(4) Vòng bi trục thứ cấp

(5) Bánh răng bị động số 4

6. Quy trình tháo bánh răng số 2 và bánh răng bị động 3 

 

Quy trình tháo bánh răng số 2 và bánh răng bị động 3

 

Đặt SST xuống dưới bánh răng và ép trục thứ cấp bằng máy ép thuỷ lực để tháo bánh răng số 2 và bánh răng bị động 3.

CHÚ Ý: Tháo những bánh răng sẽ làm rời trục thứ cấp. Hãy đỡ trục thứ cấp bằng tay khi tháo những bánh răng để tránh cho trục khỏi bị rơi. 

Chú thích hình ảnh 

(1) SST (Dụng cụ tháo vòng bi)

(2) Máy ép thuỷ lực

(3) Miếng thép

(4) Bánh răng bị động số 3

(5) Bánh răng số 2

7. Quy trình tháo phanh hãm

 

Quy trình tháo phanh hãm

 

Dùng 2 tô vít và búa để tháo phanh hãm.

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:

CHÚ Ý:

Tháo những bánh răng sẽ làm rời trục thứ cấp. Hãy đỡ trục thứ cấp bằng tay khi tháo những bánh răng để tránh cho trục khỏi bị rơi.

Chú thích hình ảnh 

(1) Bánh răng số 1 

(2) Phanh hãm

(3) Cụm moay-ơ đồng tốc 

8. Quy trình tháo bánh răng số 1

 

Quy trình tháo bánh răng số 1

 

Đặt SST xuống dưới bánh răng và ép trục thứ cấp bằng máy ép thuỷ lực để tháo cụm moay ơ đồng tốc và bánh răng số 1.

CHÚ Ý:

Tháo những bánh răng sẽ làm rời trục thứ cấp. Hãy đỡ trục thứ cấp bằng tay khi tháo những bánh răng để tránh cho trục khỏi bị rơi.

Chú thích hình ảnh 

(1) SST (Dụng cụ tháo vòng bi)

(2) Máy ép thuỷ lực

(3) Miếng thép

(4) Cụm moay ơ đồng tốc

(5) Bánh răng số 1

 

THÁO RỜI CỤM MOAY Ơ ĐỒNG TỐC

1. Xác nhận vị trí của moay ơ đồng tốc

Cả ống trượt gài số và moay ơ đồng tốc đều lắp theo vị trí tiêu chuẩn. Hãy ghi lại vị trí này trước khi tháo các chi tiết.

 

Xác nhận vị trí của moay ơ đồng tốc

 

Chú thích hình ảnh 

(1) Cụm moay ơ đồng tốc

(2) Moay ơ đồng tốc

(3) Ống trượt cài số

(4) Khoá hãm

(5) Lò xo khoá hãm

2. Tháo ống trượt gài số

Che cụm moay ơ đồng tốc bằng vải để tránh không cho khoá hãm và lò xo bị văng ra ngoài.

GỢI Ý:

  • Đối với hộp số loại C, bánh răng và moay ơ đồng tốc số lùi được kết hợp thành một cụm.
  • Không tháo rời ống trượt gài số và moay ơ đồng tốc khi tháo cụm moay ơ đồng tốc.

 

Tháo ống trượt gài số

 

Chú thích hình ảnh 

(1) Moay ơ đồng tốc

(2) Ống trượt gài số

(3) Khoá hãm

(4) Lò xo khoá hãm

(5) Giẻ

 

KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN 

Các bánh răng được lắp trên các ngõng trục của trục thứ cấp qua các vòng bi. Khi độ đảo của trục tăng lên, đường kính ngoài của ngõng trục giảm đi do mòn. Điều đó làm cho các bánh răng khó ăn khớp tốt và sẽ gây ra tiếng ồn không bình thường. Ở một số tình huống nghiêm trọng, bánh răng có thể bị hỏng.

 

KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN

 

Chú thích hình ảnh 

(1) Kiểm tra trục thứ cấp

(2) Kiểm tra bánh răng

(3) Kiểm tra vòng đồng tốc

(4) Kiểm tra moay ơ đồng tốc và ống trượt gài số

(5) Kiểm tra ống trượt gài số và càng gài số

1. Kiểm tra cách ngõng trục bằng quan sát

Kiểm tra xem có vết xước hay hư hỏng và xem có biến màu không.

2. Đo độ đảo

Đặt trục trên khối chữ V. Sau đó sử dụng máy đo quay số để đo dòng chảy trục khi trục quay.

 

Đo độ đảo

 

Chú thích hình ảnh:

(1) Trục thứ cấp 

(2) Đồng hồ so 

(3) Khối V

3. Đo đường kính ngoài

 

Đo đường kính ngoài

 

Dùng panme để đo đường kính ngoài của từng cổ trục ở một vài vị trí.

Chú thích hình ảnh

(1) Trục thứ cấp 

(2) Panme

 

KIỂM TRA BÁNH RĂNG

 

KIỂM TRA BÁNH RĂNG

 

Các bánh răng được lắp lên trục thứ cấp qua vòng bi. Khi đường kính trong của các bánh răng và đường kính ngoài của trục bị mòn, khe hở hướng kính sẽ tăng lên. Điều đó làm cho các bánh răng khó ăn khớp tốt và sẽ gây nên tiếng ồn không bình thường.

Chú thích hình ảnh

(1) Đồng hồ đo xylanh 

(2) Bánh răng số 2

(3) Bánh răng số 1

1. Kiểm tra quan sát các bánh răng số 1 và 2

- Bước 1: Xác nhận xem có bất kỳ vết xước hay hư hỏng vật lý nào trên bề mặt tiếp xúc của trục không.

- Bước 2: Xác nhận xem có bất kỳ sự thay đổi về màu sắc ở vị trí mà mặt côn của bánh răng và mặt côn của vành đồng tốc tiếp xúc với nhau.

2. Đo đường kính trong của bánh răng số 1 và 2

- Dùng đồng hồ đo xylanh để đo đường kính trong của các bánh răng ở một vài vị trí.

 

KIỂM TRA VÀNH ĐỒNG TỐC

 

KIỂM TRA VÀNH ĐỒNG TỐC

 

Khi gạt cần số, vành đồng tốc bị ép vào mặt côn của bánh răng, làm cho tốc độ quay của bánh răng tăng lên hay giảm đi tương ứng. Điều đó phá vỡ chức năng quay của việc chuyển số.

Như vậy, ma sát giữa mặt côn của bánh răng và vành đồng tốc dần làm mòn thành bên trong của vành đồng tốc. Khi mức độ mòn tăng lên, khe hở giữa các bánh răng giảm đi làm cho vành đồng tốc trượt và phá vỡ sự ăn khớp êm của các bánh răng.

Chú thích hình ảnh: 

(1) Bánh răng

(2) Trục

(3) Lò xo khoá hãm

(4) Vành đồng tốc

(5) Càng gài số

(6) Ống trượt gài số

(7) Moay ơ đồng tốc

(8) Khoá hãm

(9) Trục càng gạt

1.Kiểm tra vành đồng tốc bằng quan sát

Chắc chắn rằng rãnh của bề mặt bên trong vành đồng tốc không bị mòn. Cũng như không có vết xước hay hư hỏng vật lý trên bề mặt bên trong của vành đồng tốc.

 

Kiểm tra vành đồng tốc bằng quan sát

 

2. Kiểm tra vành đồng tốc

Tác dụng lực ép vào bánh răng và vành dr bằng tay. Trong khi vẫn duy trì lực ép, hãy thước lá để đo khe hở xung quanh toàn bộ chu vi.

GỢI Ý:

Do chu vi bề mặt bên trong của vành đồng tốc bị mòn, vành đồng tốc có xu hướng cuốn vào theo hướng bánh răng do đó làm giảm khoảng cách khe hở giữa bánh răng và vành đồng tốc.

3. Kiểm tra hoạt động của vành đồng tốc

 

Kiểm tra hoạt động của vành đồng tốc

 

Tác dụng lực ép vào vành đồng tốc để lắp nó vào với mặt côn của bánh răng bằng tay. Sau đó chắc chắn rằng vành đồng tốc không bị trượt khi tác dụng lực theo hướng quay.

Chú thích hình ảnh: 

(1) Vành đồng tốc 

(2) Bánh răng

(3) Thước lá

KẾT THÚC PHẦN QUY TRÌNH THAO GỠ HỘP SỐ PHẦN III - PHẦN I ! 


 Hy vọng với bài viết “Quy Trình Đại Tu Hộp Số Phần III - Phần I” sẽ giúp các bạn ôn lại kiến thức về quy trình đại tu hộp số, để có thể vận dụng vào thực tế theo đúng quy trình nhà sản xuất đưa ra. Mời các bạn đón xem các phần tiếp theo của Quy Trình Đại Tu Hộp Số nhé. 

 Xem thêm các bài viết kiến thức ô tô tại đây! 

 

Kết nối với chúng tôi để nhận được những thông tin sớm nhất nhé!    

 

 

Công ty Cổ phần OBD Việt Nam 

 

  • Hotline: 1800 64 64 47 

 

 

Tin liên quan

Danh mục tin tức

Tin xem nhiều

Chương Trình Khuyến Mãi 30/4-1/5 : Khuyến Mãi Tưng Bừng – Mừng Đại Lễ

Mừng Đại Lễ OBD Việt Nam khuyến mãi cực sốc các dòng máy chẩn đoán tham gia ngay cùng OBD ..

OBD Việt Nam Thông Báo Nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2024

Công ty cổ phần OBD Việt Nam xin trân trọng thông báo tới Quý Khách hàng, Quý Đối tác lịch ..

Chia Sẻ Miễn Phí Tài Liệu Về Hệ Thống Common Rail Fuel Diesel

OBD Việt Nam xin dành tặng đến các Anh/Em bộ tài liệu về hệ thống Common Rail Fuel Diesel giúp ..

Hướng Dẫn Cập Nhật Phần Mềm Máy Chẩn Đoán Autel Mx900 Và Autel Ds900

Việc cập nhật phần mềm cho chiếc máy chẩn đoán là hoàn toàn cần thiết, chúng ta cần thường xuyên ..

Thư Chúc Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024

Một năm cũ đã qua, một mùa xuân mới đang về khắp mọi miền, thay mặt Ban Lãnh đạo cùng ..

Vui lòng điền vào mẫu dưới đây, để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn thông tin cập nhật về những thông tin mới của chúng tôi