Những Điều Bạn Nên Biết Về Lỗi DTC - Phần 1

 

Những Điều Bạn Nên Biết Về Lỗi DTC
Phần 1

 

Lỗi DTC hoặc mã lỗi chẩn đoán là các mã được tạo ra và lưu trữ bởi hệ thống tự chẩn đoán trên xe, nó cho bạn biết rằng một phần hoặc một bộ phận của xe bị trục trặc.

Mã lỗi DTC xác định vấn đề ở một khu vực cụ thể. Kỹ thuật viên có thể sử dụng các mã để chẩn đoán bệnh bằng việc làm cho OBD xuất ra lỗi. Hệ thống tự chẩn đoán trên xe (OBD) đã trải qua một sự phát triển đáng kể từ năm 1996 khi chúng được giới thiệu lần đầu tiên ở Mỹ, do đó các giao thức mà máy tính sử dụng sẽ đáp ứng được các mã lỗi DTC.

Mỗi chiếc xe có một mã OBD đi kèm với một hướng dẫn cho mã lỗi đó. Hướng dẫn là những gì một người lái xe chuyên nghiệp hoặc có kiến thức có thể thể sử dụng để xác định các hệ thống, các bộ phận và mạch điện mà họ nên kiểm tra để chẩn đoán lỗi của xe.

Đối với hầu hết lái xe, họ chỉ biết về mã lỗi ECU trên xe của họ bởi đèn báo mã lỗi (MIL) hoặc đèn “check engine” xuất hiện trên bảng đồng hồ taplo.

Đây không phải một trường hợp vì trên một chiếc xe oto hiện đại, ECU chịu trách nhiệm giám sát hàng tá cảm biến khác.

Vì lý do này, nó khuyến nghị người ta tham khảo hướng dẫn sửa chữa cho một chiếc xe cùng với việc kiểm tra giả lập sự cố để bổ sung kết quả cho các mã lỗi DTC trước khi thực hiện bất kỳ công việc nào như thay thế một bộ phận hoặc một phần của oto.

Khi mã lỗi DTC của các cảm biến được báo lên, lỗi chủ yếu xuất phát từ hai điểm chính: hệ thống giám sát cảm biến hoặc dây nối của cảm biến.

Việc tự thay thế cảm biến sẽ không giải quyết vấn đề, sẽ tốt hơn khi lái xe hoặc kỹ thuật viên phân tích và giải quyết sự cố.

Mã lỗi đôi khi cũng có thể xuất hiện bởi lỗi xảy ra trong một thời gian dài ở quá khứ.

Ví dụ: Một con cảm biến MAF tích tụ bụi bẩn lâu ngày có thể là nguyên nhân khiến một chiếc xe bị bù quá mức trong việc điều chỉnh cắt ngắt nhiên liệu của nó, do đó sẽ dẫn đến một báo cáo về vấn đề hỗn hợp nhiên liệu của cảm biến oxy.

Các loại cảm biến

Cảm biến trên xe là nguồn thông tin chính cho các mã OBD. Trên thực tế, mã DTC là các báo cáo được tạo ra từ chức năng của các cảm biến trên xe.

Để hiểu một cách hoàn toàn các mã lỗi, bạn cần phải hiểu các cảm biến trên xe khác nhau trong một chiếc xe có OBD.

1) Cảm biến lưu lượng khí nạp (MAF)

Cảm biến MAF được sử dụng để xác định lưu lượng không khí đi vào động cợ.
Dữ liệu này sau đó được sử dụng để tính toán lượng nhiên liệu phù hợp nên đưa vào động cơ.
Hầu hết các xe oto sẽ có cảm biến lưu lượng khí nạp (MAF) hoặc cảm biến áp suất tuyệt đối đường ống nạp (MAP) nhưng không phải cả hai.

2) Cảm biến vị trí bướm ga (TPS)

Đây là cảm biến được sử dụng trong việc xác đinh khoảng cách mà bàn đạp ga khi ta đạp chân ga xuống.
Trên một số dòng xe, những cảm biến này có thể dễ dàng được làm sạch để xóa mã lỗi TPS.

3) Cảm biến Oxy (O2 sensor)

Cảm biến oxy hoặc cảm biến O2 được đặt ở một số vị trí khác nhau trên ống xả và chủ yếu ở phía sau của bộ xúc tác khí thái. (CAT)
Cảm biến này được sử dụng để tính toán lượng oxy trong khí thải sau khi quá trình cháy xảy ra trong buồng đốt.
Chế độ bình thường luôn được mong chờ và nếu cảm biến oxy thấp hơn hoặc cao hơn mức bình thường nó sẽ báo mã lỗi và PCM đặt đèn báo sự cố (MIL) khi sự cố vẫn còn.

4) Cảm biến kích nỗ

Cảm biến này là một microphone nhỏ được bắt vít vào thân máy.
Một điện tích nhỏ sẽ được gửi đến hộp ECU khi động cơ gây ra tiếng gõ. Sau đó, ECU sẽ cố gắng ngăn chặn việc tiếp tục tạo tiếng gõ bằng cách điều chỉnh góc đánh lửa sớm.

5) Cảm biến áp suất đường ống nạp

Đây là cảm biến trên xe được ECM sử dụng để tính toán áp suất bên trong đường ống nạp.
Thông tin của cảm biến này là cần thiết để xác định hỗn hợp nhiên liệu chính xác để cho quá trình cháy diễn ra lý tưởng nhất.

6) Một số loại cảm biến khác

Có nhiều cảm biến khác đóng vai trò quan trọng trên một chiếc xe. Bao gồm các:
 Van solenoid chuyển số (TSS), cảm biến tốc độ xe (VSS), Cảm biến vị trí trục cam (CMP Sensor) và cảm biến vị trí trục khuỷu,…
Tất cả các cảm biến này đóng góp vào mã DTC sẽ được thông báo bởi hệ thống tự chẩn đoán trên xe.

Các loại mã lỗi

Mã lỗi chẩn đoán hoặc mã OBD để hiểu nó là một thách thức ngay cả với người sửa xe chuyên nghiệp.

Vấn đề với mã lỗi được giải quyết bởi thực tế là có sự gia tăng số lượng cửa hàng phụ tùng oto sẽ cố gắng lợi dụng những người lái xe hoảng loạn khi thấy đèn MIL sáng lên bằng cách bán cho họ một bộ phận thay thể như một giải pháp để tắt đèn “Check engine”.

Chúng tôi khuyên bạn rằng nếu bạn không hiểu mã DTC ngay cả sau khi đọc hướng dẫn sửa chữa OBD, bạn hãy mang mã lỗi đến cửa hàng sửa chữa xe để được giải thích cho bạn thay vì vội vã mua một bộ phận hay linh kiện để thay thế.

Bạn hầu như sẽ nhận được dịch vụ đọc mã lỗi miễn phí tại hầu hết các cửa hàng phụ tùng oto địa phương.

Tuy nhiên, cảnh báo với bạn rằng ngay cả các đại lý bán hàng tại các cửa hàng này cũng có thể cố gắng nói chuyện với bạn về việc mua phụ tùng thay vì giúp bạn đưa ra chẩn đoán chính xác cho vấn đề.

Ngoài hướng dẫn, bạn cũng có thể kiểm tra ý nghĩa của các mã DTC khác nhau trên internet

Bạn có thể kiểm tra chúng trên các trang web của hãng xe cụ thể mà bạn đang cố gắng chẩn đoán (mã lỗi nhà sản xuất) hoặc từ các diễn đàn DIY cho những người cố gắng tự chẩn đoán lỗi trên xe.

Thông tin chẩn đoán và sửa chữa cụ thể cho các hãng xe của bạn là cần thiết để khắc phục sự cố, sửa chữa và bảo dưỡng xe.

Ngoài hướng dẫn sử dụng của nhà máy, bạn cũng có thể nhận hướng dẫn sửa chữa từng bước và sơ đồ chi tiết từ internet để giúp bạn giải quyết lỗi đã được đăng ký.

Có hai loại mã DTC hoặc mã OBD cho xe sử dụng OBD – II. Có thể gọi chung là hai thể loại.

Danh mục số một dành cho các mã DTC đang “chờ xử lý”.

Đây là những mã lỗi được phát hiện mà không sáng đèn “check engine” cho đến khi tình trạng này được phát hiện liên tục trong một số lần nhất định.

Trên OBDII, các mã này có thể được truy cập trên chế độ 7.

Số lượng chu kỳ lái xe sẽ gây ra mã lỗi “chờ xử lý” và sáng đèn “check engine” tùy thuộc vào phương tiện cụ thể, việc thực hiện và lỗi.

Danh mục thứ hai của mã lỗi OBD là “lưu trữ” hoặc “ghi lại”.

Đây là các mã lỗi hiện tại sẽ ngay lập tức sáng đèn “check engine” vì chúng được thúc đẩy bởi mã lỗi “chở xử lí” và được coi là rất quan trọng.

#DTC Fault Codes Loại 1 mã lỗi DTC

Đây là những mã lỗi OBD quan trọng và khẩn cấp nhất vì chúng có khả năng gây ra thiệt hại nhanh và nghiêm trọng.

Đây là các mã liên quan đến khí thải (EVAP). Các mã này sẽ sáng đèn “check engine” khi thất bại trong một chu kỳ lái xe, hoặc tạo khung đóng băng mã sự cố (thông tin về những thứ khác xảy ra trong động cơ) khi không thực hiện được một chu kỳ lái xe.

# Loại 2 mã lỗi DTC

Các mã lỗi này không quan trọng lắm những vẫn đòi hỏi sự chú ý của bạn.

Chúng bao gồm các mã OBD liên quan đến khí thải gây ra tình trạng ô nhiễm, gây ra nhiều ô nhiễm, mã lỗi được thiết đặt ra hoặc mã lỗi “chờ xử lý” được xóa lỗi thất bại hoặc một chu kỳ lái xe thành công.

Ngoài ra các mã lỗi khi sáng đèn MIL hoặc lưu trữ khung đóng băng sau hai chu kỳ lái xe không thành công liên tục được nằm trong nhóm này.

Cảm ơn Anh/Em đã quan tâm theo dõi. Chúc anh em thành công trong công việc .Mong Anh/Em quay lại với những bài viết tiếp theo.


Kết nối với chúng tôi để nhận những thông báo mới nhất.

Mọi chi tiết xin liên hệ :

  • Bộ phận CSKH phía Nam: 0913.92.75.79
  • Bộ phận CSKH phía Bắc: 0911 140 141
  • Email: Sales@obdvietnam.vn

 

Tin liên quan

Danh mục tin tức

Tin xem nhiều

OBD Việt Nam Trở Thành Nhà Phân Phối Độc Quyền Thinkcar Tại Việt Nam

OBD Việt Nam tự hào là nhà phân phối độc quyền của Thinkcar, mang đến các giải pháp chẩn đoán ..

Autel MS908S3: Đánh Giá Tổng Quan Máy Chẩn Đoán Ô Tô Đa Năng Cao Cấp

Autel MaxiSys MS908S3 là máy chẩn đoán ô tô đa năng cao cấp hàng đầu, hỗ trợ chẩn đoán toàn ..

Chương Trình Khuyến Mãi Tháng 9 - Ưu Đãi Lớn, Quà Tặng Hấp Dẫn

Chương trình khuyến mãi tháng 9 của OBD Việt Nam đã trở lại và lần này mang theo một món ..

Chia Sẻ Miễn Phí Tài Liệu Đào Tạo Điện Thân Xe Mazda

OBD Việt Nam tặng bạn tài liệu "Khóa Đào Tạo Điện Thân Xe Mazda" - nâng cao kiến thức chuyên ..

Thinktool Master CV: Sự Kết Hợp Hoàn Hảo Giữa Thiết Kế Và Tính Năng

Thinktool Master CV là máy chẩn đoán xe tải toàn diện, chuyên nghiệp, mạnh mẽ và đa tính năng. Khám ..

Vui lòng điền vào mẫu dưới đây, để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn thông tin cập nhật về những thông tin mới của chúng tôi

Tất cả tên nhà sản xuất, biểu tượng và mô tả, được sử dụng trong hình ảnh và văn bản của chúng tôi chỉ được sử dụng cho mục đích nhận dạng. Không suy luận cũng không ngụ ý rằng bất kỳ mặt hàng nào được bán bởi OBDVietNam.vn là sản phẩm được ủy quyền bởi hoặc theo bất kỳ cách nào được kết nối với bất kỳ nhà sản xuất nào được hiển thị trên trang này.