Chẩn Đoán Cơ Bản - Đường Truyền Liên Kết Chẩn Đoán - Assembly Line Diagnostic Link

 

Đường Truyền Liên Kết Chẩn Đoán - Assembly Line Diagnostic Link

chan-doan-co-ban-duong-truyen-lien-ket-chan-doan-aldl

Bộ Đường Truyền Liên Kết Chẩn Đoán - Assembly Line Diagnostic Link hoặc ALDL là một hệ thống chẩn đoán độc quyền trên ô tô được phát triển bởi hãng General Motors trước khi được chuẩn hoá thành OBD 2. Bộ ALDL dùng cho máy tính của nhà máy lắp ráp kết nối với giắc nối của xe và được biết đến với tên gọi khác, IBM Series/1.

chan-doan-co-ban-duong-truyen-lien-ket-chan-doan-aldl-1
Đầu nối ALDL 12 chân – nhìn từ phía trước

ALDL trước đây được gọi là Bộ Đường Truyền Liên Kết - Assembly Line Communications Link hoặc ALCL. Hai thuật ngữ cũng tương tự như nhau.

Hệ thống này được chuẩn hóa thiếu chính xác và chịu ảnh hưởng từ thực tế là các thông tin kỹ thuật cho các liên kết tín hiệu thay đổi từ mô hình này sang mô hình khác. ALDL được các nhà sản xuất sử dụng rộng rãi để chẩn đoán tại đại lý và các cơ sở bảo trì chính thức. Giắc nối thường nằm dưới tay lái bên ghế lái xe (LHD).

Giắc Nối Chẩn Đoán

Có ít nhất bốn giắc nối khác nhau được sử dụng với ALDL. General Motors sử dụng hai loại giắc nối khác nhau, một giắc nối 5 chân và một giắc nối 12 chân, với giắc nối 12 chân (Packard / Delco / Delphi, có mã số 12020043) được sử dụng trong hầu hết các xe GM. Lotus sử dụng giắc nối 10 chân. Các chân được quy định bằng chữ cái trong các bố cục sau (nhìn từ phía trước của giắc nối của xe):

♦ Thứ tự chân giắc nối 12 chân ALDL:

FEDCBA
GHJKLM

♦ Thứ tự chân giắc nối 10 chân ALDL:

ABCDE
KJHGF

♦ Thứ tự chân giắc nối 5 chân ALDL:

4A BCDE

Chỉ có ba chân được sử dụng cho giắc nối ALDL cơ bản – Mass, chân nguồn, và một đường duy nhất cho dữ liệu, các chân khác thường được sử dụng cho các thông tin chẩn đoán và tín hiệu giao tiếp điều khiển xe. Không có chân nguồn trong giắc nối ALDL 12 chân.

Truyền Dữ Liệu

Công nghệ sớm nhất của ALDL là truyền dữ liệu nối tiếp đơn ở 160 baud – đơn vị tốc độ điện báo, sử dụng điều biến độ rộng xung - Pulse Width Modulation (PWM). Khoảng 160 baud tín hiệu liên tục truyền dữ liệu cảm biến khi khởi động, trong khi một số khác bắt đầu truyền dữ liệu khi đặt trong chế độ chẩn đoán với một điện trở nối với cổng ALDL.

Các giắc kết nối phiên bản sau này là truyền dữ liệu hai chiều và hoạt động với tốc độ 8192 baud nhanh hơn (nhưng cực kỳ chậm so với các chuẩn ngày nay). Công nghệ truyền dữ liệu sử dụng tốc độ truyền 8192 baud chủ yếu là theo yêu cầu, có nghĩa là dữ liệu chẩn đoán chính không được truyền cho đến khi nhận được yêu cầu kích hoạt. Việc truyền dữ liệu hai chiều cũng cho phép nhiều chức năng khác được thực hiện thông qua ALDL, chẳng hạn như kiểm tra thiết bị truyền động, ghi đè các tham số, và trong một số trường hợp như lập trình lại ECU. Nhiều hệ thống có thể được kết hợp với đường truyền dữ liệu ALDL thay thế cho mạng truyền thông sơ khai. Ví dụ, nhiều xe có tốc độ truyền 8192 baud sau này có hệ thống kiểm soát túi khí, ABS và thậm chí cả các bộ điều khiển khí hậu gửi dữ liệu trên cùng một đường dẫn nối tiếp.

Trong cả hai phiên bản, dữ liệu ALDL được gửi theo một định dạng duy nhất cho hộp ECU trong xe với sự chuẩn hóa nhỏ giữa các hộp điều khiển, do đó cần định nghĩa đúng về dữ liệu để giải thích nó. Hầu hết các thiết bị chẩn đoán chuyên nghiệp đòi hỏi một cơ sở dữ liệu lớn các thông tin dữ liệu của xe.

Các tín hiệu của ALDL tương tự như chuẩn dữ liệu nối tiếp RS-232; khác biệt về điện áp được sử dụng để biểu thị khi có giá trị là 1 (thường là 0 VDC) và không có giá trị là 0 (+5 VDC hoặc +12 VDC), và không giống như RS232, cả hai chức năng truyền và nhận đều nằm trên cùng một dây dẫn. Những sơ đồ mạch có sẵn trên internet có thể được sử dụng để chuyển đổi điện áp ALDL sang chuẩn RS-232, cho phép đọc dữ liệu chưa mã hóa với máy tính có cổng nối tiếp và phần mềm thích hợp.

Có nhiều chương trình phần mềm quét khác nhau. Như phần mềm TunerPro RT là một trong những phần mềm linh hoạt và phổ biến nhất hiện nay. Nó bao gồm hầu hết các ứng dụng của Hoa Kỳ. 94-95 6,5 phần mềm quét Diesel Turbo cũng có sẵn kết nối trực tiếp thông qua USB đến cáp ALDL và thậm chí cả mô-đun Bluetooth có sẵn từ các nhà cung cấp như Red Devil River.


Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn. Nếu thích bài viết này, hãy chia sẻ cùng với bạn bè và đừng quên kết nối với chúng tôi!

Xem lại phần trước:

Mọi ý kiến đóng góp vui lòng liên hệ qua hộp thư: Service@obdvietnam.vn

Mọi chi tiết xin liên hệ :

Công ty Cổ phần OBD Việt Nam

 

  • Mọi chi tiết xin liên hệ: 1800 64 64 47 

 


 

Kết nối với chúng tôi để nhận những thông báo mới nhất.

 

 

Tin liên quan

Danh mục tin tức

Tin xem nhiều

Top 5 Máy Chẩn Đoán Bán Chạy Nhất Thị Trường Năm 2024

Tìm kiếm máy chẩn đoán ô tô Autel tốt nhất ? Máy chẩn đoán đa năng nào hỗ trợ Lập ..

Autel Ms908s3: Đập Hộp Và Đánh Giá Chi Tiết Xem Bên Trong Có Gì ?

Mở hộp và đánh giá máy chẩn đoán ô tô Autel MS908S3, khám phá chi tiết từng phụ kiện và ..

Autel MS908S3: Khám Phá Thiết Kế Và Tính Năng Nổi Bật

Autel MS908S3, một thiết bị chẩn đoán ô tô đa năng cao cấp với nhiều nâng cấp toàn diện về ..

Khám Phá Các Tính Năng Nâng Cao Của Autel Mx900

Autel MX900 thiết bị đọc lỗi ô tô thông minh với giao diện Tiếng Việt, mang đến các tính năng ..

Autel Mx900: Giải Pháp Chẩn Đoán Thông Minh Cho Mọi Gara

Autel MX900 là thiết bị chẩn đoán ô tô đa năng, dễ sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng ..

Vui lòng điền vào mẫu dưới đây, để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn thông tin cập nhật về những thông tin mới của chúng tôi