Chẩn Đoán Nâng Cao - Hướng Dẫn Chẩn Đoán Các Vấn Đề Hệ Thống Phanh ABS
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Các Vấn Đề Hệ Thống Phanh ABS
► MÔ MEN XOẮN LÀ GÌ, CÔNG SUẤT VÀ Ý NGHĨA TRÊN Ô TÔ
Hệ thống phanh chống bó cứng hay còn gọi là phanh ABS (Anti-lock Braking System) là một trong những hệ thống rất quan trọng trên xe, được trang bị hầu hết trên các model xe ngày nay. Với sự có mặt của hệ thống phanh ABS trên xe đã đảm bảo sự an toàn hiệu quả trong quá trình phanh xe, giúp bánh xe không bị khóa cứng khi phanh gấp, nhất là trên những mặt đường trơn ướt hoặc đóng băng, nhờ đó tài xế có thể tiếp tục điều khiển được tay lái, đưa xe vào vị trí an toàn trong tình trạng khẩn cấp.
Hệ thống ABS tiêu chuẩn bao gồm những bộ phận như sau:
- Hydraulic Control Unit (HCU): Bộ điều khiển thủy lực.
- Anti-lock Brake Control Module: Hộp điều khiển điện tử ABS.
- Front Anti-lock Brake Sensors/Rear Anti-lock Brake Sensors: Cụm cảm biến tốc độ bánh xe trước / sau.
Chính nhờ quá trình phanh xe được điều khiển bởi hộp điều khiển điện tử “ABS control module” cho nên khi hệ thống phanh ABS gặp sự cố sẽ hiển thị đèn báo check (ABS) màu vàng sáng trên đồng hồ tablo và thông qua các thiết bị chẩn đoán kỹ thuật viên có thể tiến hành chẩn đoán sự cố và khắc phục vấn đề.
Những vấn đề thường gặp với hệ thống phanh ABS:
Về nguyên lý hoạt động, hệ thống phanh ABS chủ yếu sử dụng tín hiệu tốc độ 4 bánh xe được giám sát bởi các cảm biến tốc độ bánh xe (Wheel Sensors) gửi về hộp điều khiển, từ đó hộp điều khiển so sánh những tín hiệu này với chương trình đã được lập trình sẵn bên trong hộp mà phát hiện được các bánh xe đang gặp tình trạng khóa cứng mà điều khiển hộp thủy lực đóng mở các solenoid để giảm áp suất dầu phanh đưa xuống bánh xe đang gặp tình trạng khóa và sẽ mở van khi cần thiết cho dầu thắng lưu thông trở lại, bảo đảm cho bánh xe lăn đều trong khi giảm tốc, tránh tình trạng bánh bị khóa cứng.
Dựa theo nguyên lý làm việc cơ bản và sơ đồ cấu tạo hệ thống ABS chúng ta phân tích một số vấn đề thường gặp với hệ thống phanh ABS như sau:
♦ Hệ thống phanh ABS không hoạt động:
Khi hệ thống phanh ABS không hoạt động, xe vẫn tiếp tục di chuyển và quá trình phanh xe được thực hiện theo hệ thống phanh tiêu chuẩn, tuy nhiên sẽ không đảm bảo được sự an toàn trong quá trình phanh xe của tài xế.
Dựa trên dầu hiệu đèn cảnh báo màu vàng sáng trên tablo, kỹ thuật viên tiến hành các bước kiểm tra cơ bản từng bộ phận theo trình tự cơ bản như sau:
1. Kiểm tra mã DTC trong hệ thống phanh thông qua thiết bị chẩn đoán để khoanh vùng sự cố. Tiến hành xóa mã lỗi để loại trừ những lỗi lịch sử đang tồn tại trong hệ thống gây nên đèn check cảnh báo sáng.
2. Mạch nguồn cấp IG (sử dụng VOM để kiểm tra dựa theo sơ đồ mạch điện hệ thống để kiểm tra cầu chì / đường dây / nguồn từ ắc quy cho đến nguồn cấp vào chân hộp)
3. Mạch cảm biến tốc độ phía trước (dựa vào tín hiệu trong Data live - dữ liệu động để đọc sơ bộ thông số tốc độ bánh xe = 0 khi xe di chuyển)
4. Mạch cảm biến tốc độ phía sau (dựa vào tín hiệu trong Data live - dữ liệu động để đọc sơ bộ thông số tốc độ bánh xe = 0 khi xe di chuyển)
5. Kiểm tra bộ chấp hành bằng máy chẩn đoán. (Kiểm tra sự hoạt động của bộ chấp hành bằng cách dùng chức năng Active Test). Nếu có hiện tượng bất thường, hãy kiểm tra tình trạng rò rỉ của mạch thuỷ lực.
6. Nếu triệu chứng vẫn xảy ra sau khi đã kiểm tra các mạch trong các khu vực nói trên và đã kết luận là bình thường, hãy thay thế bộ chấp hành.
♦ Hệ thống phanh ABS không hoạt động hiệu quả:
Quá trình kiểm tra hệ thống phanh ABS không hoạt động hiệu quả cũng tương tự như quá trình kiểm tra hệ thống phanh ABS không hoạt động, tuy nhiên sẽ có thêm công đoạn kiểm tra công tắc đèn phanh “brake-light switch”, bởi tín hiệu phanh từ chân tài xế được đưa về hộp thông qua công tắc đèn phanh.
Các bước tiến hành kiểm tra theo trình tự cơ bản như sau:
1. Kiểm tra mã DTC một lần nữa và chắc chắn rằng mã lỗi hệ thống bình thường được phát ra.
2. Mạch cảm biến tốc độ phía trước (dựa vào tín hiệu trong Data live để đọc sơ bộ - tốc độ bánh xe chập chờn hoặc không đồng đều giữa các xe khi xe chạy thẳng)
3. Mạch cảm biến tốc độ phía sau (dựa vào tín hiệu trong Data live để đọc sơ bộ - tốc độ bánh xe chập chờn hoặc không đồng đều giữa các xe khi xe chạy thẳng)
4. Mạch công tắc đèn phanh (dựa vào tín hiệu đèn phanh sáng tắt khi đạp phanh hoặc trong Data live để đọc sơ bộ, tín hiệu sẽ thay đổi giá trị ON/OFF hoặc OPEN/CLOSED khi thực hiện giả lập đạp-nhả phanh)
5. Kiểm tra bộ chấp hành bằng máy chẩn đoán. (Kiểm tra sự hoạt động của bộ chấp hành bằng cách dùng chức năng Active Test). Nếu có hiện tượng bất thường, hãy kiểm tra tình trạng rò rỉ của mạch thuỷ lực.
6. Nếu triệu chứng vẫn xảy ra sau khi đã kiểm tra các mạch trong các khu vực nói trên và đã kết luận là bình thường, hãy thay thế bộ chấp hành (ECU điều khiển trượt).
Trên đây là một số bước cơ bản nói chung để kỹ thuật viên có thể dựa vào chẩn đoán sơ bộ. Tuy nhiên để thực hiện sửa chữa một cách chính xác, thì kỹ thuật viên cần dựa trên mã lỗi DTC cụ thể đọc được từ thiết bị chẩn đoán và cẩm nang sửa chữa kèm theo của từng model xe để có quy trình chẩn đoán và sửa chữa một cách chính xác và nhanh chóng nhất.
► HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ NHIỆT TRONG Ô TÔ
Các bài viết cùng chuyên mục:
- Chẩn Đoán Nâng Cao - Hướng Dẫn Sử Dụng Các Tính Năng CBS Trên Dòng BMW
- Chẩn Đoán Nâng Cao - Hướng Dẫn Cài Hộp Túi Khí Xe Hyundai Bằng G-scan
- Chẩn Đoán Nâng Cao - 5 Nguyên Nhân Phổ Biến Gây Nên Lỗi Đèn Check Động Cơ
- Chẩn Đoán Nâng Cao - Bệnh ECU – Khi Nào Cần Thay Thế?
Kết nối với chúng tôi để theo dõi những tin tức mới nhất.
- Website: Công ty Cổ phần OBD Việt Nam
- Fanpage: Máy Chẩn Đoán Ô Tô Việt Nam
- Youtube: OBD Việt Nam - Máy Chẩn Đoán Ô Tô
Mọi chi tiết xin liên hệ :
Hotline: 0913 92 75 79
Tin liên quan
- Hướng Dẫn Sử Dụng Thinktool Master CV: Từ A Đến Z Cho Người Mới Bắt Đầu
- Khám Phá Tính Năng Nổi Bật Trên Thinktool Master CV
- Hướng Dẫn Sử Dụng Thinktool Master 2 Cho Thợ Sửa Ô Tô Chuyên Nghiệp
- So Sánh Thinktool Master 2 Và Thinktool Master CV – Nên Mua Máy Nào?
- OBD Việt Nam - Chuyên Gia Chẩn Đoán Ô Tô, Đồng Hành Cùng Ngành Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam
- Thinkcar Scanmate: Thiết Bị Chẩn Đoán Lỗi Ô Tô Hiệu Quả Và Tiết Kiệm
- Top 5 Máy Chẩn Đoán Xe Tải Bán Chạy Nhất 2024
- Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – Hệ Thống Immo
- Thông Báo Chính Thức Từ OBD Việt Nam
- Cẩm Nang Sửa Chữa Mã Lỗi P0130/21: Oxygen Sensor Circuit (Bank 1 Sensor 1)
Danh mục tin tức
- Hành Trình Chuyển Giao
- Cẩm Nang Sửa Chữa Ô Tô
- Sự Kiện OBD Việt Nam
- Kiến Thức Ô Tô
- Chăm Sóc Xe Ô Tô
- Tiếng Anh Chuyên Ngành Ô Tô
- Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm
- Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Chẩn Đoán
- Đánh Giá Máy Đọc Lỗi
- Kiến thức xe tải nặng, máy công trình
- Bản Tin Công Nghệ Ô Tô
- Chia Sẻ Tài Liệu Ô Tô
- Cảm Nhận Của Khách Hàng
- Thông Tin Cần Biết
- Setup Garage Chuyên Nghiệp
- Hỏi Đáp Sản Phẩm
Tin xem nhiều
Hướng Dẫn Sử Dụng Thinktool Master CV: Từ A Đến Z Cho Người Mới Bắt Đầu
Khám Phá Tính Năng Nổi Bật Trên Thinktool Master CV
So Sánh Thinktool Master 2 Và Thinktool Master CV – Nên Mua Máy Nào?
OBD Việt Nam - Chuyên Gia Chẩn Đoán Ô Tô, Đồng Hành Cùng Ngành Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam
Thinkcar Scanmate: Thiết Bị Chẩn Đoán Lỗi Ô Tô Hiệu Quả Và Tiết Kiệm
Vui lòng điền vào mẫu dưới đây, để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn thông tin cập nhật về những thông tin mới của chúng tôi