Tất tần tật về lốp xe SUV và Pickup.
TẤT TẦN TẬT VỀ LỐP XE SUV VÀ PICKUP
► TIÊNG ANH CHUYÊN NGÀNH Ô TÔ QUA HÌNH ẢNH (PHẦN 16) - HỆ THỐNG XỬ LÍ KHÍ THẢI
So với các loại lốp xe du lịch dân dụng thông thường, lốp xe dành cho SUV hay các dòng bán tải thường có những chi tiết riêng cần lưu ý !
Về mặt tổng thể, thông thường, lốp xe SUV và bán tải được chia ra làm 3 loại chính:
Loại phổ thông nhất được ký hiệu là HT (Hard Terrain), chuyên dành để đi đường nhựa. Lốp có gai mịn, nhiều rãnh dọc giúp cho xe bám đường tốt kể cả khi đường ướt và quan trọng nhất là ít gây ra tiếng ồn vọng lên cabin xe.
Tiếp đến là lốp gai AT (All Terrain), phù hợp với nhiều điều kiện đường sá khác nhau, đường nhựa, đường cát, đường bùn lầy hay tuyết và đường trải đá sỏi. Thường lốp gai AT được dùng nhiều cho dòng xe SUV 2 cầu. Lốp AT cứng hơn HT và có gai to hơn, ít rãnh dọc nên gây tiếng ồn hơn lốp HT và khả năng bám đường ở tốc độ cao khi trời mưa có phần kém hơn.
Loại thứ 3 là lốp gai MT (Mud Terrain) chuyên để đi bùn lầy, lốp MT có gai to, đôi khi có cả gai hai bên thành lốp, khoảng cách giữa các gai lớn nhằm hạn chế khả năng bùn bám vào gai lốp làm giảm độ bám đường.
Tuy nhiên, lốp MT lại không thích hợp cho đường nhựa hay đường thành phố bởi lốp MT thường khá ồn, diện tích tiếp xúc với mặt đường ít nên khi chạy trên đường nhựa, khả năng bám đường kém hơn nhiều lốp HT và AT.
Một đặc điểm nữa là lốp MT khá nặng do có nhiều gai và lớp bố làm cho xe tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn khi vận hành. Tuy vậy, đối với dân offroad chuyên nghiệp, trang bị lốp MT gần như là điều kiện bắt buộc.
Một loại lốp chuyên dụng thường được dùng trong các cuộc thi đấu offroad là lốp Extreme với gai rất to phủ ra hai thành lốp. Trên địa hình bùn nhão vừa phải, lốp Extreme gần như không có đối thủ.
Sau khi đã có thể quyết định chọn loại gai đúng mục đích sử dụng, hẳn bạn sẽ muốn biết các chữ cái và ý nghĩa của những con số dập trên thành lốp. Đó chính là thông số kỹ thuật mà chúng ta cần phải quan tâm vì nó ảnh hưởng đến tính năng vận hành và an toàn cho chính các bạn.
Trong khi đó, tương tự như các lốp thông thường, lốp xe tải nặng cũng có thông số kỹ thuật được in rõ ràng trên thành lốp như: Hãng sản xuất, thông số kích thước lốp xe, các thông số về tốc độ, tải nặng của lốp, hạn sử dụng (tính theo tuần trong năm).
Cách đọc thông số kỹ thuật trên lốp xe
Ở hình trên ta đọc được con số P245/65R17 105S
P - Loại xe: Chữ cái đầu tiên cho ta biết loại xe có thể sử dụng lốp này. P (Passenger): lốp dùng cho các loại xe có thể chở “hành khách”. Ngoài ra còn có một số loại khác như LT (Light Truck): xe tải nhẹ, xe bán tải; T (Temporary): lốp thay thế tạm thời.
245 - Chiều rộng lốp: Chiều rộng lốp chính là bề mặt tiếp xúc của lốp xe với mặt đường. Chiều rộng lốp được đo từ vách này tới vách kia của lốp (đơn vị tính bằng mm).
65 - Tỷ số giữa độ cao của thành lốp (sidewall) với độ rộng bề mặt lốp: được tính bằng tỷ lệ bề dày/ chiều rộng lốp. Trong ví dụ trên đây, bề dày bằng 65% chiều rộng lốp (245)
R - Cấu trúc của lốp: Các lốp thông dụng trên xe hầu như đều có cấu trúc Radial tương ứng với chữ R. Ngoài ra, lốp xe còn có các chữ khác như B, D, hoặc E nhưng hiện nay rất hiếm trên thị trường.
17 - Ðường kính la-zăng: Với mỗi loại lốp chỉ sử dụng được duy nhất một cỡ la-zăng. Số 17 tương ứng với đường kính la-zăng lắp được là 17 inch.
105S - Tải trọng và tốc độ giới hạn: Nếu con số này nhỏ hơn tải trọng và tốc độ xe chạy thì đó sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến nổ lốp xe. Số 105 chính là tải trọng lốp xe chịu được. Thông thường con số này dao động từ 75 tới 105 tương đương với tải trọng từ 380 tới 925 kg.
Bảng tải trọng tương ứng lốp xe
Chữ S là ký hiệu mà tốc độ tối đa lốp xe có thể hoạt động bình thường. Với chữ cái S, lốp xe sẽ có tốc độ tối đa tương ứng là 180 km/h.
Tốc độ tối đa của lốp có thể tra trong bảng sau:
Hạn sử dụng của lốp xe
Trên thành lốp bao giờ cũng có 1 dãy mã số. Với 4 chữ số cuối cùng chỉ thị ngày tháng năm sản xuất ra chiếc lốp đó. Ví dụ nếu 4 chữ số cuối dãy là 1404, có nghĩa là lốp này xuất xưởng vào tuần thứ 14 của năm 2004. Thời hạn sử dụng nhà sản xuất khuyên dùng là không quá 6 năm từ ngày sản xuất. Một chiếc lốp quá “đát” thường bị mờ dãy số này, cho dù nhìn bề ngoài thì có vẻ như chẳng có vấn đề gì cả. Khi đã quá hạn sử dụng có nghĩa là lốp đã mất hết những tính năng vốn có. Nhà sản xuất đã lường trước điều này và khuyên rằng kể cả những chiếc lốp mới không dùng mà chỉ cất trong kho nhưng đã hết hạn sử dụng thì xem như đã kết thúc vòng đời.
Các thông số khác của lốp xe
UniformTire Quality Grades cho biết kết quả các cuộc kiểm tra của cơ quan nhà nước với độ mòn gân lốp, độ bám đường và độ chịu nhiệt. Tuy nhiên, việc kiểm tra được uỷ nhiệm cho nhà sản xuất tiến hành.
Treadwear là thông số về độ mòn gân lốp xe với tiêu chuẩn so sánh là 100.
Lưu ý: cấp độ kháng mòn lốp chỉ áp dụng để so sánh các sản phẩm của cùng một nhà sản xuất và không có giá trị so sánh giữa các nhà sản xuất khác nhau.
Trên 100 – Tốt hơn
100 – Mức chuẩn
Dưới 100 – Kém hơn
Traction là số đo khả năng dừng của lốp xe theo hướng thẳng, trên mặt đường trơn.
AA là hạng cao nhất
A - Tốt nhất
B - Trung bình
C - Chấp nhận được
Temperature đo khả năng chịu nhiệt độ của lốp khi chạy xe trên quãng đường dài với tốc độ cao, độ căng của lốp hay sự quá tải.
A - Tốt nhất
B - Trung bình
C - Chấp nhận được
M+ S: có nghĩa là lốp xe đạt yêu cầu tối thiểu khi đi trên mặt đường lầy lội hoặc phủ tuyết.
Maximum Load: trọng lượng tối đa mà lốp xe có thể chịu, tính theo đơn vị pound hoặc kg.
Maximum Inflation Pressure: tính theo đơn vị psi (pound per square inch) hoặc kPA (kilopscal). Không bao giờ được bơm lốp xe vượt qua thông số quy định về áp lực hơi tối đa vì nguy cơ nổ lốp có thể xảy ra bất cứ khi nào.
Theo Otofun.net
► MÔ MEN XOẮN LÀ GÌ, CÔNG SUẤT VÀ Ý NGHĨA TRÊN Ô TÔ
Kết nối với chúng tôi để nhận những thông báo mới nhất.
- Website: Công ty Cổ phần OBD Việt Nam
- Fanpage: Máy Chẩn Đoán Ô Tô Việt Nam
- Youtube: OBD Việt Nam - Máy Chẩn Đoán Ô Tô
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
Hotline: 0913.92.75.79
Tin liên quan
- Thinktool Master Cv: Đa Dạng Chức Năng Hơn So Với Các Dòng Máy Chẩn Đoán Cùng Phân Khúc
- OBD2 Interface là gì? Thiết bị kết nối chẩn đoán mini ELM327
- Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – Tài Liệu Training Về Cảm Biến Và Ecu
- Chức năng thiết bị chẩn đoán lỗi KONNWEI, những máy chẩn đoán ô tô tốt
- Đầu Tư Bao Nhiêu Là Hợp Lý Cho Thiết Bị Chẩn Đoán Ô Tô?
- Tại Sao Thinkcar Là Lựa Chọn Hàng Đầu Cho Chẩn Đoán Ô Tô Hiện Đại?
- Kinh Nghiệm Chọn Mua Máy Đọc Lỗi Ô Tô Cho Gara Mới Bắt Đầu
- Chương Trình Khuyễn Mãi Tháng 11 OBD Việt Nam
- Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – Cẩm Nang Đào Tạo Tư Vấn Dịch Vụ Mazda
- Tăng Năng Suất Gara Với Thinktool Master 2 – Bí Quyết Tối Ưu Hóa Sửa Chữa
Danh mục tin tức
- Hành Trình Chuyển Giao
- Cẩm Nang Sửa Chữa Ô Tô
- Sự Kiện OBD Việt Nam
- Kiến Thức Ô Tô
- Chăm Sóc Xe Ô Tô
- Tiếng Anh Chuyên Ngành Ô Tô
- Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm
- Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Chẩn Đoán
- Đánh Giá Máy Đọc Lỗi
- Kiến thức xe tải nặng, máy công trình
- Bản Tin Công Nghệ Ô Tô
- Chia Sẻ Tài Liệu Ô Tô
- Cảm Nhận Của Khách Hàng
- Thông Tin Cần Biết
- Setup Garage Chuyên Nghiệp
- Hỏi Đáp Sản Phẩm
Tin xem nhiều
Thinktool Master Cv: Đa Dạng Chức Năng Hơn So Với Các Dòng Máy Chẩn Đoán Cùng Phân Khúc
Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – Tài Liệu Training Về Cảm Biến Và Ecu
Đầu Tư Bao Nhiêu Là Hợp Lý Cho Thiết Bị Chẩn Đoán Ô Tô?
Chương Trình Khuyễn Mãi Tháng 11 OBD Việt Nam
Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – Cẩm Nang Đào Tạo Tư Vấn Dịch Vụ Mazda
Vui lòng điền vào mẫu dưới đây, để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn thông tin cập nhật về những thông tin mới của chúng tôi