So sánh tay lái điện và tay lái trợ lực thủy lực

 

SO SÁNH TAY LẠI ĐIỆN VÀ TAY LÁI TRỢ LỰC THỦY LỰC

  ► HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ NHIỆT TRONG Ô TÔ

SO SÁNH TAY LẠI ĐIỆN VÀ TAY LÁI TRỢ LỰC THỦY LỰC

Vô lăng trợ lực điện đang dần được trang bị cho tất cả các mẫu xe đời mới, thay thế cho vô lăng trợ lực thủy lực đã thống trị nền công nghiệp ô tô hơn nửa thế kỉ qua.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển với tốc độ tên lửa. Cùng với sự phát triển của động cơ ứng dụng công nghệ điện- điện tử và phanh điện tử, tay lái trợ lực điện (Electrically assisted power steering, EPS) trở thành công nghệ mới nhất đang được các nhà sản xuất ô tô dần thay thế tay lái trợ lực thủy lực vốn đã thống trị trong công nghiệp ô tô hơn nửa thế kỷ qua. 
Tay lái là bộ phận quan trọng của một chiếc xe, nếu không muốn nói là quan trọng nhất. Thông qua tay lái, ta buộc xe phải di chuyển theo hướng mong muốn để đến đích và tránh tai nạn.
Ở các thế hệ ô tô đầu tiên, hệ thống lái khá đơn giản. Tay lái (steering wheel) được gắn với trục lái (steering shaft). Ở đầu trục lái có bánh răng chủ động (Pinion Gear ) tác động vào thanh răng (Steering Rack ), biến mô men xoắn của tay lái thành chuyển động tịnh tiến của thanh răng. Hai đầu thanh răng liên kết với 2 bánh xe qua tay đòn để điều khiển hướng quay của bánh xe.

SO SÁNH TAY LẠI ĐIỆN VÀ TAY LÁI TRỢ LỰC THỦY LỰC 

Với kết cấu đơn giản như vừa nêu, việc điều khiển tay lái rất nặng nề nhất là khi xe đỗ hay di chuyển ở tốc độ thấp. Để cho tay lái được nhẹ nhàng, ở giữa tay lái và bánh răng chủ động người ta lắp đặt thêm bộ nhông số (hộp số lái). Nhông số tay lái giúp việc vận hành tay lái nhẹ hơn nhưng tác động đến hướng lái của bánh xe chậm hơn.
Đặc trưng của hệ thống lái không trợ lực là “tỷ lệ lái” (steering ratio). Thông thường tỷ lệ lái của xe du lịch là 18:1, nghĩa là tài xế phải đánh tay lái 360 độ để bánh xe quay được 20 độ. Đến ngã 4, để rẻ trái hay phải, tài xế phải đánh tay lái hơn 4 vòng 360 độ để bẻ lái được 90 độ. Ở xe tải nặng tỷ lệ này cao hơn và ở xe thể thao tỷ lệ thấp hơn. Công nghệ hoàn toàn cơ khí này khiến cho phản ứng điều khiển lái xe trở nên rất chậm. Đây cũng chính là lý do tay lái trợ lực ra đời.

Tay lái trợ lực thủy lực (Hydraulic Power Steering, HPS)

Để việc điều khiển tay lái được nhẹ nhàng,mà không làm chậm phản ứng lái, các nhà sản xuất ô tô trang bị hệ thống lái thủy lực. Ở hệ thống trợ lực thủy lực, thanh răng được hàn thêm 1 pít tông, và được đặt trong ống xy lanh (rack housing). Ở 2 đầu xy lanh nối với 2 ống thủy lực được điều khiển bởi van thủy lực (hydraulic control valve). Van thủy lực được điều khiển bởi trục lái. Khi tài xế bẻ tay lái, van thủy lực sẽ cung cấp thủy lực vào một đầu xy lanh, đẩy pít tông về phía bên kia.

SO SÁNH TAY LẠI ĐIỆN VÀ TAY LÁI TRỢ LỰC THỦY LỰC 

 

SO SÁNH TAY LẠI ĐIỆN VÀ TAY LÁI TRỢ LỰC THỦY LỰC 

1/Van điều tiết thủy lực. 2/ Bánh răng. 3/ Ống dẫn thủy lực. 4/ Pít tông thủy lực 5/ Vỏ bọc (xy lanh) thanh răng.

Tay lái trợ lực điện (electrically assisted power steering system)còn được gọi tắt là Tay lái điện (Electric Power Steering, EPS)

Tay lái trợ lực điện 

Tay lái trợ lực điện 


EPS gồm các thành phần: 1/ Bánh răng trục lái. 2/ Cảm ứng mô men xoắn tay lái. 3/ Vỏ bọc thanh răng và bánh răng. 4/ Động cơ điện. 5/Vít me bi. 6/ Thanh răng lái. 7/ Dây đai. Ngoài 7 thành phần nêu trên, còn phải kể đến bộ điều khiển trong tâm (ECU), trong đó có cảm biến tốc độ xe. ECU có nhiệm vụ tiếp nhân dữ liệu từ cảm ứng mô men xoắn tay lái và tốc độ xe và ra lệnh cho động cơ điện hoạt động. Động cơ điện tác động đến thanh răng lái thông qua vít me bi (ball screw) xem hoạt động vít me bi ở : 

Vào khoảng năm 2000, tay lái trợ lực điện (EPS) được các nhà cung ứng giới thiệu với các nhà sản xuất ô tô. Năm 2005, EPS nhanh chóng chiếm được 25,8% thị phần xe mới, không bằng một nửa tay lái thủy lực (HPS) với 56,3%, tay lái không trợ lực vẫn được khách hàng lớn tuổi ưa chuộng chiếm 17,9% thị phần. Chỉ 6 năm sau, năm 2011, EPS nhanh chóng chiếm 58,2%, HPS thu hẹp chỉ còn 30,9% và tay lái không trợ lực còn 10,9%.

SO SÁNH TAY LẠI ĐIỆN VÀ TAY LÁI TRỢ LỰC THỦY LỰC 


So sánh EPS và HPS:

EPS phát triển nhanh chóng vào những ưu thế sau :
Ở HPS, xe chạy càng nhanh tốc độ bơm thủy lực càng mạnh tay lái trở nên rất nhạy nhiều khi vượt quá khả năng kiểm soát của tài xế, trong khi EPS sử dụng cảm biến tốc độ nên mức độ trợ lực luôn thích hợp.
HPS phức tạp hơn, nặng hơn và chiếm không gian nhiều hơn EPS. HPS sử dụng dầu khoáng để vận hành, do vậy bơm thủy lực phải hoạt động liên tục đòi hỏi động cơ cũng phải hoạt động liên tục, trong khi ở EPS chỉ khi bẻ lái đông cơ điện mới hoạt động nhờ ngồn điện cung cấp từ ắc quy. Nhờ đặc tính này xe sử dụng EPS có thể được trang bị công nghệ tiết kiệm nhiên liệu stop-start. Theo tính toán của các nhà chuyên môn, EPS giúp xe tiết kiệm nhiên liệu từ 2 đến 3% so với HPS.
Tuy nhiên EPS vẫn còn nhược điểm, theo kết quả thử nghiệm mới đây của caranddriver.com tiến hành trên đường đua Nordschleife với sự trợ giúp của công ty Cayman Dynamics. Những tài xế được chọn lái thử đầu không biết xe nào trang bị tay lái điện hay tay lái thủy lực.
Xe được thử nghiệm khảo sát là chiếc BMW 528i xDrive trang bị lái điện (EPS) và BMW 535i xDrive trang bị lái thủy lực (HPS). Kết quả không ngoài dự đoán là trong lái thử xe ở bãi đỗ, EPS được đánh giá cao. Tuy nhiên khi lái thử trên đường đua ở tốc độ cao, bẻ cua gấp đa số tài xế lại chọn HPS dù điểm số chênh lệch 2 bên không cách biệt lắm.
Theo nhận định của Caranddriver và Cayman Dynamics, EPS thế hệ 1 có nhược điểm ở lực quán tính của động cơ điện (ngắt điện nhưng động cơ vẫn quay). EPS hiện nay được được các nhà cung cấp quảng cáo là sẽ đứng ngay lập tức khi ngắt điện. Nhưng trên thực tế nhược điểm này tuy có được khắc phục nhưng chưa trọn vẹn. Tuy nhiên theo Caranddrive nhược điểm này không lớn và sắp tới có thể được các nhà sản xuất ô tô khắc phục bằng điều chỉnh phần mềm. 
Cũng theo Caranddrive và Cayman Dynamics, động cơ điện của EPS hiện nay vận hành vít me thông qua đai truyền động, điều này tạo ra nhiều lực ma sát và giảm đi tính nhanh nhạy của hệ thống.
Dù còn nhược điểm nhưng tay lái điện rõ ràng vượt trội tay lái thủy lực và sẽ dần thay thế tay lái thủy lực.

XE BIỂN TRẮNG – ĐỎ - VÀNG – XANH CÓ NGHĨA GÌ ?

Ngọc Đỉnh

Theo : otosaigon.com


Kết nối với chúng tôi để theo dõi những tin tức mới nhất.

Mọi chi tiết xin liên hệ :
Hotline: 0913 92 75 79

Tin liên quan

Danh mục tin tức

Tin xem nhiều

Cẩm Nang Sửa Chữa Mã Lỗi P0130/21: Oxygen Sensor Circuit (Bank 1 Sensor 1)

Các cảm biến oxy được làm nóng được gắn ở mặt trước và mặt sau của bộ chuyển đổi xúc ..

Đánh Giá Thinktool Master CV – Máy Chẩn Đoán Xe Tải Toàn Diện

Anh/Em đang tìm kiếm máy chẩn đoán lỗi xe tải toàn diện nhất? Đọc ngay bài đánh giá chi tiết ..

Fcar F7sd: Đa Năng Và Chính Xác Trong Chẩn Đoán Lỗi Xe Tải

Fcar F7SD - Máy chẩn đoán xe tải máy công trình đa năng, chuyên biệt. Fcar F7SD với các tính ..

Đánh Giá Autel MX900: Máy Chẩn Đoán Ô Tô Thông Minh, Giá Dễ Tiếp Cận

Autel MX900 là một trong những máy chẩn đoán thông minh, giá cả phải chăng. Trong bài viết này, hãy ..

OBD Việt Nam Trở Thành Nhà Phân Phối Độc Quyền Thinkcar Tại Việt Nam

OBD Việt Nam tự hào là nhà phân phối độc quyền của Thinkcar, mang đến các giải pháp chẩn đoán ..

Vui lòng điền vào mẫu dưới đây, để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn thông tin cập nhật về những thông tin mới của chúng tôi

Tất cả tên nhà sản xuất, biểu tượng và mô tả, được sử dụng trong hình ảnh và văn bản của chúng tôi chỉ được sử dụng cho mục đích nhận dạng. Không suy luận cũng không ngụ ý rằng bất kỳ mặt hàng nào được bán bởi OBDVietNam.vn là sản phẩm được ủy quyền bởi hoặc theo bất kỳ cách nào được kết nối với bất kỳ nhà sản xuất nào được hiển thị trên trang này.