Hệ thống Smart Key (Phần 2) - Các bộ phận chính

                                             

HỆ THỐNG SMART KEY ( PHẦN 2) - CÁC BỘ PHẬN CHÍNH

  ► MÔ MEN XOẮN LÀ GÌ, CÔNG SUẤT VÀ Ý NGHĨA TRÊN Ô TÔ

 1. Các bộ phận chính (Major Components)

 - Mô đun điều khiển chìa khóa thông minh - Smart key Control Module

HỆ THỐNG SMART KEY ( PHẦN 2) - CÁC BỘ PHẬN CHÍNH

Xem xét các chức năng của module điều khiển chìa khóa thông minh SMK:

 1. Kích hoạt ăng ten để tìm kiếm chìa khóa bên trong hoặc bên ngoài xe: LF (Sóng tần số thấp)

 2. Tiếp nhận thông tin chìa khóa thông minh từ ăng ten bên ngoài

 3. Hộp Smart key điều khiển các rơle  (ACC, IGN1, IGN2, Khởi động)

 4.Chức năng chống trộm (Immobilizer): đường truyền tới ECM (module điều khiển động cơ: đường truyền tới ECM (module điều khiển động cơ)

 5.Cảnh báo lỗi của hệ thống chìa khóa thông minh: phát ra âm thanh và hiển thị trên đồng hồ táp lô

 6. Điều khiển các đèn chỉ thị trên nút khởi động: Nothing , Amber, Blue LED

 7.SMK có thể nhận biết chìa khóa trong phạm vi của ăng ten: khoảng 1m

1.2. Ăng ten - Antenna

Tìm kiếm Smart key bên trong xe

HỆ THỐNG SMART KEY ( PHẦN 2) - CÁC BỘ PHẬN CHÍNH

  • Tìm kiếm Smart key bên ngoài xe

HỆ THỐNG SMART KEY ( PHẦN 2) - CÁC BỘ PHẬN CHÍNH

   Hệ thống bao gồm 4 ăng ten, chức năng được mô tả như sau:

  -  Ăng ten bên trong xe: 2 trong 4 cái và chúng có nhiệm vụ tìm kiếm chìa khóa bên trong xe, dùng để khởi động động cơ (1 cái dưới hộc đồ - yên ngựa sau),             cài  còn lại nằm ở sàn xe đằng sau ghế sau.

   Khi chìa khóa thông minh được tìm kiếm bên trong, và nó đáp ứng yêu cầu cho việc tìm kiếm, Hộp SMK tìm chìa khóa bằng việc kích hoạt ăng ten bên trong             xe ->Thông tin chìa khóa được gởi tới thiết bị nhận tín hiệu tích hợp bên trong hộp SMK-> Hộp Smart key xác nhận nếu thông tin chìa khóa đúng -> Di chuyển           đến vị trí IGN hoặc Khởi động động cơ.

     Ăng ten cửa: Tìm kiếm chìa khóa ở bên ngoài xe

     Khi nhấn công tắc thụ động, hộp SMK kích hoạt ăng ten cửa để tìm kiếm chìa khóa gần tay nắm mở cửa -> Sau đó, thông tin chìa khóa được gởi tới thiết bị             nhận tín hiệu tích hợp bên trong hộp SMK -> Nếu thông tin chìa khóa đúng, hộp SMK sẽ truyền lệnh lock/unlock đến hộp BCM thông qua mạng CAN Body ->             BCM kích hoạt rơle Lock/Unlock.

     - Ăng ten ở cản sau: Tìm kiếm chìa khóa bên ngoài xe (cửa hậu)

     Quá trình hoạt động: Nhấn công tắc mở cửa hậu -> Ăng ten cửa hậu sẽ hoạt động -> Chìa On -> Thông tin chìa khóa được gởi tới thiết bị nhận tín hiệu tích              hợp bên trong hộp SMK -> Nếu đúng, dữ liệu sẽ được truyền đến hộp BCM thông qua mạng CAN Body -> BCM hoạt động điều khiển solenoid mở cửa.

1.3. Khóa cột lái điện (ESCL: Electrical Steering Column Lock)

HỆ THỐNG SMART KEY ( PHẦN 2) - CÁC BỘ PHẬN CHÍNH

     Đường truyền ESCL: Giao tiếp giữa hộp SMK và ESCL với thông tin về tình trạng từ cảm biến Hall và yêu cầu hoặc phản hồi của việc khóa/mở khóa.

Chức năng của ESCL:

     Cột lái được khóa và mở khóa thông qua mô tơ điện khi thỏa mãn các điều kiện đưa ra.

     Cấu tạo bên trong ESCL bao gồm: Mô tơ điện, công tắc Khóa/mở khóa ESCL, và cảm biến Hall

      ESCL liên kết với hộp SMK cũng như các hộp điều khiển khác

      Lệnh của hộp SMK được tiến hành như sau: Mô tơ điện được kích hoạt, cột lái được khóa hoặc mở khóa, và dữ liệu lock/ unlock được truyền đến hộp SMK

      Tín hiệu kết nối tới hộp SMK và ESCL là như sau:

  1. Nguồn: Nguồn được cung cấp từ SMK khi mô tơ cần được kích hoạt cho việc khóa/mở khóa. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi mô tơ điện được kích hoạt, nghĩa là thời gian cung cấp nguồn rất ngắn.
  2. Mát: Khi mô tơ điện cần được khởi động, theo đó kích hoạt khóa/mở khóa cột lái, nguồn và mát cung cấp đồng thời cùng một lúc từ hộp SMK, đồng thời tín hiệu này cũng được điều khiển cùng lúc trong thời gian rất ngắn.
  3. ESCL Enable: Tín hiệu Enable được gởi từ hộp SMK tới ESCL để kích hoạt mô tơ điện. Lệnh hoạt động khóa/mở khóa cột lái tùy thuộc theo tín hiệu này.
  4. ESCL Unlock Switch: Sau khi mô tơ ESCL hoạt động, công tắc vị trí sẽ bị thay đổi trạng thái,
  5. Serial Communication Line: Nó là đường truyền dẫn phân cung cấp trạng thái ESCL được xác định bởi 2 cảm biến Hall và lệnh khóa/mở khóa giữa ESCL và SMK.

          Tóm tắt lại, Điều kiện nhả ESCL -> Hộp SMK kiểm tra tình trạng của ESCL thông qua Serial Communication -> Hộp SMK dẫn tín hiệu ESCL Enable tới ESCL -          > ESCL nhận nguồn và mát từ hộp SMK để khởi động mô tơ ESCL -> Mô tơ ESCL khởi động -> ESCL tính toán vị trí của nó bằng cảm biến Hall -> Nó gởi tình           trạng mở khóa tới hộp SMK thông qua công tắc khóa/mở khóa -> Khi nó chuyển sang trạng thái mở khóa, hộp SMK cho khởi động động cơ. Khi tất cả quá               trình này gặp lỗi hoạt động, động cơ không khởi động được.

1.4. Nút khởi động – SSB: Start Stop Botton

HỆ THỐNG SMART KEY ( PHẦN 2) - CÁC BỘ PHẬN CHÍNH

Chức năng:

    SSB hoạt động với chức năng như hộp giữ chìa khóa được áp dụng cho chế độ Khởi động Limp home. Thêm vào đó, tín hiệu 1 và 2 cho quá trình kích hoạt             12v từ hộp SMK. Khi ấn công tác, tín hiệu tiếp mát và sau đó hộp SMK ghi nhận đó là tình trạng công tắc ON.

    An toàn khi có lỗi:

    Khi 1 trong 2 tín hiệu này bị lỗi: Ấn nút khởi động 2 lần

    Trường hợp cả 2 tín hiệu này bị lỗi: không thể khởi động động cơ

    Vị trí khóa điện:Bảng dưới đây mô ta vị trí của khóa điên tùy thuộc vào vị trí cần đi số trong hệ thống SMK.

    Đầu tiên, yêu cầu cho việc khởi động động cơ như sau khi hệ thống trong điều kiện hoạt động bình thường.

  - Cần số tại vị trí N hoặc P (chính xác là N,P là vị trí của công tắc đi số nằm trên hộp số)

  -  Công tắc chân phanh ON (Bàn đạp phanh được ấn)

     Chú ý răng: Công tắc số nằm trên hộp số cần được sử dụng chỉ để xác định chế độ Nguồn khi SSB được ấn. Nhưng nếu vị trí P của công tắc này không nhận            được nguồn không tắc được về OFF

     Tín hiệu 1 & 2 của SSB ON

      Khóa điện không thể chuyển về vị trí OFF cho đến khi cần số đang ở P. Ngoài điều kiện trên, khi ấn SSB, vị trí khóa điện sẽ thay đổi lần lượt theo thứ tự: ACC         -> IG On -> ACC và cứ lặp đi lặp lạ

HỆ THỐNG SMART KEY ( PHẦN 2) - CÁC BỘ PHẬN CHÍNH

              Điều kiện đèn chỉ thị OFF tùy thuộc theo vị trí khóa điện

HỆ THỐNG SMART KEY ( PHẦN 2) - CÁC BỘ PHẬN CHÍNH

   ► HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ NHIỆT TRONG Ô TÔ


Kết nối với chúng tôi để theo dõi những tin tức mới nhất.

Mọi chi tiết xin liên hệ :
Hotline: 0913 92 75 79

Tin liên quan

Danh mục tin tức

Tin xem nhiều

Cẩm Nang Sửa Chữa Mã Lỗi P0130/21: Oxygen Sensor Circuit (Bank 1 Sensor 1)

Các cảm biến oxy được làm nóng được gắn ở mặt trước và mặt sau của bộ chuyển đổi xúc ..

Đánh Giá Thinktool Master CV – Máy Chẩn Đoán Xe Tải Toàn Diện

Anh/Em đang tìm kiếm máy chẩn đoán lỗi xe tải toàn diện nhất? Đọc ngay bài đánh giá chi tiết ..

Fcar F7sd: Đa Năng Và Chính Xác Trong Chẩn Đoán Lỗi Xe Tải

Fcar F7SD - Máy chẩn đoán xe tải máy công trình đa năng, chuyên biệt. Fcar F7SD với các tính ..

Đánh Giá Autel MX900: Máy Chẩn Đoán Ô Tô Thông Minh, Giá Dễ Tiếp Cận

Autel MX900 là một trong những máy chẩn đoán thông minh, giá cả phải chăng. Trong bài viết này, hãy ..

OBD Việt Nam Trở Thành Nhà Phân Phối Độc Quyền Thinkcar Tại Việt Nam

OBD Việt Nam tự hào là nhà phân phối độc quyền của Thinkcar, mang đến các giải pháp chẩn đoán ..

Vui lòng điền vào mẫu dưới đây, để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn thông tin cập nhật về những thông tin mới của chúng tôi

Tất cả tên nhà sản xuất, biểu tượng và mô tả, được sử dụng trong hình ảnh và văn bản của chúng tôi chỉ được sử dụng cho mục đích nhận dạng. Không suy luận cũng không ngụ ý rằng bất kỳ mặt hàng nào được bán bởi OBDVietNam.vn là sản phẩm được ủy quyền bởi hoặc theo bất kỳ cách nào được kết nối với bất kỳ nhà sản xuất nào được hiển thị trên trang này.