Hệ thống smartkey trên ô tô hoạt động như thế nào ?
HỆ THỐNG SMARTKEY TRÊN Ô TÔ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ?
Hệ thống SMARTKEY TRÊN Ô TÔ - Hầu hết được trang bị cho tất cả dòng xe hiện nay, tuy nhiên không phải người kỹ thuật viên nào cũng hiểu rõ!
Với hệ thống này, chúng tôi sẽ chia nhỏ thành 4 part:
- Part 1: Giới thiệu tổng quan về hệ thống Smart key (Introduction)
- Part 2: Các bộ phận của hệ thống (System Components )
- Part 3: Chức năng chính ( Main Function)
- Part 4: Chẩn đoán (Diagnosis)
Đầu tiên, công ty OBD Việt Nam giới thiệu cho các bạn tổng quan về hệ thống SmartKey (Part 1)
Introduction
Tính năng chính - Main features
Khóa/Mở khóa cửa thụ động (Passive door lock & Unlock): Tắt cả các cửa được khóa và mở khóa bằng việc ấn nút bấm trên tay mở cửa ngoài các cửa trước:
Khi người lái đi đến xe và ấn nút bấm Khóa/Mở khóa cửa thụ động, cửa có thể được khóa hoặc mở khóa
Nút bấm (kiểu công tắc) được gắn bên trong tay mở cửa ngoài bên lái
Khi bất kỳ cửa nào được mở khóa, nếu bạn ấn nút bấm trên tay cửa, các cửa sẽ bị khóa và xe đi vào chế độ chống trộm (ARM MODE).
Khi tất cả các cửa đang bị khóa, nếu bạn ấn nút bấm trên tay cửa, các cửa sẽ bị mở khóa và xe sẽ đi vào chế độ chờ (DISARM MODE).
Khởi động động cơ thụ động (Passive Engine Start): Khởi động động cơ bằng việc nhấn nút khởi động, công tắc ON và cần số ở vị trí P[N].
- Thay cho kiểu động cơ cổ điển (kiểu xoay cơ khí), trên xe trang bị hệ thống smart key và khởi động nút bấm, bạn chỉ cần bấm nút khởi động và chiếc xe có thể khởi động. Và vị trí của khóa có thể được đặt bằng việc ấn nút khởi động trong khi bạn không ấn chân phanh hoặc chân côn.
- Vị trí của khóa điện thay đổi lần lượt theo thứ tự bên dưới mỗi khi bạn ấn nút khởi động
OFF -> ACC -> ON -> OFF
Khóa cột lái điện (ESCL: Electrical Steering Colimn Lock): Khóa và mở khóa cột lái bằng mô tơ nhằm mục đích chống trộm.
Trước khi hệ thống chìa khía thông minh được áp dụng, thiết bị khóa cơ khí (ổ khóa) đã được lắp đặt xung quanh cột lái cho mục đích chống trộm. Nhưng trên hệ thống chìa khóa thông minh, nó không cần thiết sử dụng chìa khóa cơ khí. Vì vậy nó không có ổ khóa. Và thay vào đó là các thiết bị khác được thêm vào để ngăn ngùa xe bị mất trộm
ESCL làm cho cột lái bị khóa và vì vậy vô lăng không thể quay được
ESCL được điều khiển tự động bằng hộp SKM mà không phải bằng tay của người lái
Khởi động động cơ ở chế độ Limp Home (Limp Home for Engine Start): Trong hệ thống chìa khóa thông minh, chìa khóa thông minh (FOB) yêu cầu phải được sử dụng. Khi pin bên trong chìa khóa bị hết hoặc một lỗi xác định nào đó trên hệ thống SMK xảy ra bạn có thế khởi động động cơ theo chế độ Limp Home. Tùy thuộc và từng đời, các cách khởi động được mô tả như sau :
SMK 1.0/2.0: Ấn chìa khóa SMK vào ổ giữ chìa và ấn nút khởi động.
SMK 2.5/2.7: Ấn nút khởi động bằng chìa khóa SMK
Chức năng điều khiển từ xa của SMK (SMK RKE Function): Khóa/Mở khóa cửa, cửa hậu khoảng 3s bằng cách ấn nút trên chìa khóa (FOB)
So sánh phiên bản ( Version Comparison)
Hộp SMK liên kết trực tiếp tới C-CAN và tiếp nhận thông tin động cơ
PDK được tích hợp bên trong hộp SMK
Hộp giữ chìa bị loại bỏ: Chức năng của hộp giữ chìa được tích hợp bên trong nút khởi động
Tổng quan hệ thống (System Layout)
STT (No) |
Bộ phận (Components) |
Mô tả (Description) |
1 |
Hộp SMK Unit |
- Điều khiển rơ le phân chia nguồn (ACC, IGN1, IGN2, Khởi động) - Gởi tín hiệu mở/khóa bị động tới BCM thông qua B-CAN - Kích hoạt hoạt động ăng ten và ủy quyền chìa khóa thông minh - Cung cấp đường truyền tới máy chẩn đoán - Tiếp nhận các thông tin cơ sở dữ liệu động cơ qua đường truyền C-CAN |
2 |
Tay mở cửa ngoài (chỉ trang bị trên cửa trước trái) |
- Ghi nhận vị trí chìa khóa thông minh bên ngoài xe (Trang bị ăng ten nhận sóng LF) - Công tắc khóa/mở khóa thụ động |
3 |
Ăng ten trong vỏ cản sau |
-Ghi nhận thông tin vị trí của chìa khóa thông minh bên ngoài cửa hậu (trang bị ăng ten nhận sóng LF) |
4 |
ESCL, SSB, Key Reminder... |
-.... |
Sơ đồ tổng thể (Block Diagram)
Trong hệ thống SMK, hộp SMK được kết nối trực tiếp tới C-CAN và nhận dữ liệu tốc độ động cơ từ hộp ECM và tốc độ xe từ hộp ESCM. Trong khi tín hiệu tốc độ động cơ và tốc độ xe được dẫn động từ mạng CAN, chúng có thể dẫn động thông qua phương thức trực tiếp. Thêm vào đó, hộp SMK cũng được kết nối tới B-CAN để gửi dữ liệu chìa khóa tới BCM.
Khởi động động cơ xuất hiện theo quá trình như sau:
SSB ON -> Tín hiệu mát công tắc SSB 1&2 (12V -> 0V) -> Công tắc chân phanh ON và công tắc đi số ở vị trị P hoặc N -> Tìm chìa khóa bằng việc kích hoạt ăng ten bên trong xe.(Khi chìa khóa ở bên trong xe) -> Thông tin chìa khóa được gởi tới thiết bị nhận tín hiệu tích hợp bên trong hộp SMK -> Hộp SMK tiến hành ủy quyên chìa khóa -> Hộp SMK tiến hành kích hoạt rơ le tương thích để khởi động động cơ.
Động cơ khởi động khoảng 1s và ngừng ngay lập tức. Lỗi chìa khóa hoặc hết pin bên trong chìa khóa: Cho phép khởi động động cơ thông qua chế độ an toàn (Fail Safe)
Nếu hộp SMK không nhận được tín hiệu tốc độ động cơ, mô tơ đề sẽ quay khoảng 15s đến 20s khi khởi động động cơ. Nguyên nhân là do không biết được tốc độ quay của động cơ để xem xét quyết định động cơ đã chạy hoặc không khi đó mới quyết định ngắt điều khiển rơ le đề
► XE BIỂN TRẮNG – ĐỎ - VÀNG – XANH CÓ NGHĨA GÌ ?
Lần sau chúng ta sẽ tiếp tục với Part 2, các bạn hãy quan tâm theo dõi! Cám ơn các bạn!
Kết nối với chúng tôi để theo dõi những tin tức mới nhất.
- Website: Công ty Cổ phần OBD Việt Nam
- Fanpage: Máy Chẩn Đoán Ô Tô Việt Nam
- Facebook Group: Kỹ thuật ô tô Việt Nam
- Youtube: OBD Việt Nam - Máy Chẩn Đoán Ô Tô
Mọi chi tiết xin liên hệ :
Hotline: 0913 92 75 79
Tin liên quan
- OBD2 Interface là gì? Thiết bị kết nối chẩn đoán mini ELM327
- Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – Tài Liệu Training Về Cảm Biến Và Ecu
- Chức năng thiết bị chẩn đoán lỗi KONNWEI, những máy chẩn đoán ô tô tốt
- Đầu Tư Bao Nhiêu Là Hợp Lý Cho Thiết Bị Chẩn Đoán Ô Tô?
- Tại Sao Thinkcar Là Lựa Chọn Hàng Đầu Cho Chẩn Đoán Ô Tô Hiện Đại?
- Kinh Nghiệm Chọn Mua Máy Đọc Lỗi Ô Tô Cho Gara Mới Bắt Đầu
- Chương Trình Khuyễn Mãi Tháng 11 OBD Việt Nam
- Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – Cẩm Nang Đào Tạo Tư Vấn Dịch Vụ Mazda
- Tăng Năng Suất Gara Với Thinktool Master 2 – Bí Quyết Tối Ưu Hóa Sửa Chữa
- Bảng giá máy chẩn đoán AUTEL T12/2024
Danh mục tin tức
- Hành Trình Chuyển Giao
- Cẩm Nang Sửa Chữa Ô Tô
- Sự Kiện OBD Việt Nam
- Kiến Thức Ô Tô
- Chăm Sóc Xe Ô Tô
- Tiếng Anh Chuyên Ngành Ô Tô
- Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm
- Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Chẩn Đoán
- Đánh Giá Máy Đọc Lỗi
- Kiến thức xe tải nặng, máy công trình
- Bản Tin Công Nghệ Ô Tô
- Chia Sẻ Tài Liệu Ô Tô
- Cảm Nhận Của Khách Hàng
- Thông Tin Cần Biết
- Setup Garage Chuyên Nghiệp
- Hỏi Đáp Sản Phẩm
Tin xem nhiều
Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – Tài Liệu Training Về Cảm Biến Và Ecu
Đầu Tư Bao Nhiêu Là Hợp Lý Cho Thiết Bị Chẩn Đoán Ô Tô?
Chương Trình Khuyễn Mãi Tháng 11 OBD Việt Nam
Chia Sẻ Tài Liệu Miễn Phí – Cẩm Nang Đào Tạo Tư Vấn Dịch Vụ Mazda
Autel – Vua Chẩn Đoán Ô Tô Hàng Đầu Thị Trường
Vui lòng điền vào mẫu dưới đây, để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn thông tin cập nhật về những thông tin mới của chúng tôi